Liên tiếp những vụ trẻ bỏ nhà đi vì bị mắng, lời cảnh tỉnh với nhiều cha mẹ

Sự kiện: Giáo dục

Những ngày gần đây liên tiếp xảy ra các vụ việc trẻ bỏ nhà đi. Gia đình tá hỏa tìm kiếm khắp nơi, trình báo cơ quan chức năng thông báo mất tích nhưng khi tìm thấy lại biết nguyên nhân từ những điều vô cùng lãng xẹt.

Bỏ nhà đi chỉ vì bị mắng

Vụ nữ sinh N.T.M.D (SN 2006), học sinh lớp 9 ở Hải Phòng mất tích trong đêm vẫn đang thu hút sự chú ý của dư luận. Hiện tại gia đình và cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục tìm kiếm nữ sinh. Trước khi đi, nữ sinh đã để lại một bức thư. Khi đi cô bé không mang theo điện thoại, mang chiếc balo màu hồng và chiếc xe đạp. Biết D bỏ đi, gia đình rất lo lắng đi tìm kiếm khắp nơi mà chưa có tin tức. Theo chia sẻ của người nhà, trước đó D có quen một thanh niên trên mạng. Hai người thường xuyên nhắn tin qua lại và bị mẹ mắng nên dẫn tới hành động trên.

Trước đó, công an huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang cũng đã tiếp nhận thông báo về việc các cháu D.Q.A. (học sinh lớp 6C) và em P.T.H ở xã Hương Mai cùng đi khỏi nhà. Tìm kiếm nhiều nơi không thấy các cháu, lo sợ con bị bắt cóc, gia đình hai cháu đã báo công an. Nhận được tin báo, bằng nghiệp vụ, Công an huyện Việt Yên đã nhanh chóng xác định được 2 bé ở nhà của người bạn. Nguyên nhân xác định cả hai đều bị bố mẹ mắng nên rủ nhau bỏ nhà đi rồi tới nhà bạn cùng lớp để ngủ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thực tế, thời gian ngắn gần đây liên tiếp xảy ra những sự việc trẻ bỏ nhà đi cùng với đó là thông báo tìm người mất tích. Gia đình tá hỏa tìm kiếm khắp nơi, trình báo cơ quan chức năng thông báo mất tích nhưng khi tìm thấy lại biết nguyên nhân từ những điều vô cùng lãng xẹt, "không đâu vào đâu".

Chuyên gia tâm lý Lê Thị Túy (Trung tâm tư vấn tâm lý Tuổi trẻ Hạnh phúc) cho rằng, sự việc trẻ bỏ nhà đi không phải điều ít gặp. Hành động bỏ nhà đi thường hay xảy ra ở lứa tuổi vị thành niên. Trẻ ở lứa tuổi này, nhận thức chưa phát triển đầy đủ để có thể nhận thức hết hậu quả của hành vì.

Trẻ bỏ nhà đi vì muốn phản kháng. Ở một góc độ nào đó, trẻ hay bỏ nhà đi chứng tỏ tình cảm gắn kết gia đình rất kém, cha mẹ thiếu quan tâm hoặc lại quá chiều con. Khi trẻ không đạt được điều chúng muốn, với một số trẻ sẽ trở thành vô vàn lí do để có thể bỏ nhà đi.

Thông thường ở nhiều vụ việc trẻ bỏ nhà đi, nguyên nhân chủ yếu là sợ bố mẹ đánh mắng; trẻ cảm thấy cô đơn trong chính gia đình vì thiếu sự quan tâm. Có trường hợp trẻ bỏ nhà đi vì cảm thấy bị mất tự do do bị quan tâm quá mức; có trường hợp thấy chán cũng bỏ nhà đi, bị bạn bè xấu lôi kéo… Chúng bỏ nhà đi vì muốn chứng tỏ với cha mẹ sự tự lập, trưởng thành của mình.

Cha mẹ cần quan tâm hơn đến con

Để tránh cho trẻ có những ý định, hành động bỏ nhà ra đi dù bất cứ lý do gì, chuyên gia tâm lý cho rằng sự quan tâm của cha mẹ là điều cốt lõi. Các bậc cha mẹ cần đặc biệt quan tâm hơn ở lứa tuổi vị thành niên. Đa phần các trường hợp trẻ bỏ nhà ra đi thường rơi vào độ tuổi này. Trẻ thường có những biểu hiện tâm lý "nổi loạn", dễ bất mãn. Tâm lý này phù hợp với sự phát triển của lứa tuổi nhưng không nên coi thường mà càng cần chia sẻ nhiều hơn.

Cha mẹ dù bận rộn đến đâu cũng cần cố gắng sắp xếp thời gian để bên con. Việc thường xuyên trò chuyện mỗi ngày sẽ giúp cha mẹ dễ dàng nhận ra những dấu hiệu lạ để biết con mình có đang gặp vấn đề gì hay không để can thiệp kịp thời. Hơn nữa, tùy vào tính cách của từng đứa trẻ mà cha mẹ cần lựa chọn cách dạy. Cha mẹ không thể lấy cách giáo dục của đứa trẻ này áp vào đứa trẻ khác vì mỗi đứa trẻ có điểm mạnh, điểu yếu riêng. Việc so sánh trẻ với "trẻ hàng xóm" hay để trẻ áp lực, dùng đòn roi… dễ khiến trẻ phản kháng và bỏ nhà ra đi để chứng tỏ mình.

Trong cuộc sống, cha mẹ cần tạo điều kiện để trẻ em được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề về gia đình liên quan đến trẻ em, trẻ quan tâm. Ngoài ra, người lớn cũng nên tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi, giải thích ý kiến, nguyện vọng của trẻ em… để các con vượt qua khó khăn và lường trước nguy hiểm trong các câu chuyện con kể về mối quan hệ của con.

Sau khi bỏ nhà đi, khi các con được tìm về không nên đánh mắng, chì chiết mà động viên, trao đổi cùng con một cách chân thành. Sự quan tâm đúng cách giúp con hiểu hành động đó là sai và rất nguy hiểm, tránh tái phạm.

Bị mẹ tịch thu iPad, cậu nhóc lớp 3 viết tâm thư đậm chất ”ngôn tình” gửi ”người bạn đặc biệt”

Thấy cậu con trai quá cuồng iPad, người mẹ đã cương quyết tịch thu. Ngay sau đó, cậu học sinh lớp 3 đã viết tâm thư đậm...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo V ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN