Đồng hành cùng tân sinh viên: Lên TP.HCM nhập học, bạn bỡ ngỡ nhất với những điều gì?
Trước chặng đường học tập mới cùng cuộc sống xa nhà, nhiều “tấm chiếu mới” không khỏi bỡ ngỡ, "sốc văn hóa". Những câu chuyện lạc đường, tiêu tiền quá tay, thậm chí trở thành F0 chỉ trong vài nốt nhạc… khiến những ngày đầu tiên tại thành phố đầy ắp sự kiện.
Mỗi ngày một cung đường... lạc lối
Đối với hội tân “du học sinh Sài Gòn” thì lạc đường là chuyện cơm bữa. Đặt niềm tin vào Google Map, bạn Minh Ngọc (trường ĐH Giao Thông Vận tải TP.HCM) chia sẻ: “Mình chưa quen nên nhìn đường xá Thành phố cảm thấy rất “khó thở” vì xe cộ tấp nập. Mỗi lần chạy xe đều phải dùng đến sự hỗ trợ của Google Map, đôi lúc Google Map bị “lag” chỉ sai đường nên phải đi vòng vòng để quay lại chỗ cũ rồi bắt đầu lại từ đầu”.
Mỗi lần nhờ vả "anh Google Map" để tìm đường, bạn Minh Ngọc vừa lo lạc đường vừa sợ bị giật điện thoại. Ảnh: NVCC
Dù là người Sài Gòn chính hiệu nhưng cậu bạn Hoàng Khôi (trường ĐHKHXHNV) cũng vẫn bị lạc đường ra tận ngã ba Vũng Tàu thay vì vào làng Đại học. “Xe buýt tại Thành phố có nhiều điểm giao nhau, có thể lúc đi là một xe buýt số 08 nhưng khi quay về sẽ là một xe buýt khác số 19 chẳng hạn nên chuyện lạc đường, lỡ chuyến chắc sẽ còn dài dài.” - Hoàng Khôi chia sẻ.
Xe buýt và 1001 câu chuyện lỡ chuyến và lạc đường của các tân sinh viên. Nguồn: Internet
Còn cô bạn Minh Thư (trường ĐH Luật TP.HCM) đã được trải nghiệm đi xe buýt ngắm cảnh: “Mình mới chợp mắt một tý, giật mình tỉnh dậy, ngó nghiêng xung quanh và tự hỏi đi tới nơi đâu rồi vậy ta, thế là được một chuyến quay ngược lại ngắm cảnh Sài Gòn trên xe buýt.”
Tiêu tiền quá tay, “sạch bay” chiếc bóp
Bên cạnh cảm giác "ngợp" khi thay đổi với một môi trường hoàn toàn mới như ở Sài Gòn thì các teen tân sinh viên còn phải khá vất vả trong việc ổn định lại cuộc sống của mình. “Nhìn gì cũng muốn mua” là tâm lý chung của nhiều tân sinh viên khi bắt đầu cuộc sống mới, chọn nhà trọ hay ở ký túc xá như thế nào đến chuyện sắm sửa những vật dụng phục vụ cho cuộc sống cũng như là việc học tập sắp tới cũng đủ làm “hội chiếu mới” đau đầu.
"Chuyện xui rủi đâu ai muốn đâu bà ơi"! Ảnh: Chụp màn hình.
Chia sẻ với nhà Hoa, bạn Minh Tú (trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM) đã trải qua hành trình tìm trọ đầy gian nan và đến khi còn đúng 1 tuần để lên thành phố thì cô bạn mới tìm được “chỗ nương thân” phù hợp. “Từ việc tìm trọ đến việc tìm bạn ở cùng cũng rất “trầm cảm”. Sắm sửa vật dụng cho cuộc sống mới đã tiêu khá nhiều tiền của mình, đúng kiểu nhìn gì cũng muốn mua”.
Bạn Minh Tú chia sẻ về hành trình bắt đầu cuộc sống mới xa nhà. Ảnh: NVCC
Vấn đề quản lý chi tiêu cũng khiến nhiều tân sinh viên đau đầu. Nhiều bạn tự hỏi: "Làm thế nào để chi tiêu cho hợp lý?", "Liệu tiền có đủ ăn đến cuối tháng không?"...
Rào cản tâm lý luôn là vấn đề lớn nhất
“Những người bạn thân của mình đều học ở những trường khác, vị trí địa lý cũng xa nhau. Mình đang lo không biết phải tạo mối quan hệ trong môi trường ĐH như thế nào”, bạn Minh Anh (Trường ĐH Văn Hiến TP.HCM) chia sẻ.
Bày tỏ với nhà Hoa, bạn Quỳnh Như (trường ĐH Văn Lang) cho biết: "Ban đầu mình rất háo hứng vì sắp được ngắm nhìn Sài Gòn hoa lệ đẹp như nào. Nhưng mình đang thấm mệt với sống cuộc sống xa nhà. Ngày nào mình cũng gọi điện video cho ba, mẹ để bớt nhớ nhà".
Tâm lý chắc chắn chính là những cú sốc lớn nhất mà nhiều bạn sinh viên năm nhất phải trải qua. Nguồn: Internet.
Với các công nghệ hiện đại để liên lạc bằng video như Messenger, Zalo hay Skype thì những "nỗi niềm" này cũng phần nào được an ủi với các "tấm chiếu mới".
Chưa kịp đến trường đã thành F0
Cùng với việc phải chuyển đổi lại từ việc học trực tuyến sang trực tiếp thì đây chắc chắn sẽ là một khoảng thời gian vừa mới lạ vừa khó khăn với những "tấm chiếu mới" lần đầu trải.
Như Quyền hy vọng sớm lấy lại sức khoẻ để thực hiện các dự định sắp tới. Ảnh: NVCC
Rời quê lên thành phố được 10 ngày, tiếc là Như Quyền (Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM) đã vào “team F0”: “Mình chưa kịp trải nghiệm nơi đâu cả, mới lên học quân sự được hơn 10 ngày là đã phải tự cách ly như này, bể hết những kế hoạch của mình nhưng sức khoẻ vẫn quan trọng hơn hết.”
Tuy nhiên, các trường đại học đều có các hội nhóm trên mạng xã hội để chia sẻ thông tin và sẵn sàng giúp đỡ. Đoàn trường, hội sinh viên và các thầy cô cũng luôn ở bên cạnh lắng nghe và hỗ trợ sinh viên mới. Vì vậy đừng ngần ngại, hãy chủ động kết nối và sớm thôi, bạn sẽ thấy Sài Gòn như là nhà!
Nguồn: [Link nguồn]
Dòng tin nhắn của Giáo viên chủ nhiệm thông báo về việc lớp học có thêm một thành viên là F0 (người nhiễm COVID-19). Thế nhưng khi phát hiện ra danh tính của nhân vật "đặc...