Lan truyền tin giả về ngữ liệu sách giáo khoa: Bộ GD-ĐT nói gì?

Sự kiện: Giáo dục

Bộ GD-ĐT đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra nguồn gốc thông tin, đồng thời làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức đăng tải, xuyên tạc thông tin

Trước thông tin cho rằng một số nội dung như "Giã gạo thổi cơm", "Bắn Tung Tóe", "Bạn An dũng cảm", "Bé xách đỡ mẹ", "Vẽ gì khó".... là ngữ liệu trong sách giáo khoa, Bộ GD-ĐT ngày 18-10 khẳng định đây là những nội dung không có trong sách giáo khoa hiện hành đang được giảng dạy tại các nhà trường.

Bộ GD-ĐT khẳng định đây là những nội dung không có trong sách giáo khoa hiện hành

Bộ GD-ĐT khẳng định đây là những nội dung không có trong sách giáo khoa hiện hành

Bộ GD-ĐT cũng phát thông tin cảnh báo đây là những thông tin giả. Đồng thời đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc điều tra nguồn gốc thông tin trên đồng thời làm rõ trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức đăng tải, xuyên tạc.

Trước đó, mạng xã hội lan truyền hình ảnh chụp trang sách có in bài đồng dao "Giã gạo thổi cơm" có nội dung như sau: "Giã gạo thổi cơm trưa/Còn thừa để đến tối/Ai vay thì nói dối/Nhà tôi hết gạo rồi/Chống cối lên". Nhiều ý kiến bình luận cho rằng nội dung của bài mang ý nghĩa xấu khi dạy trẻ con nói dối, không phù hợp để đưa vào sách giáo khoa.

Bộ GD-ĐT khẳng định đây là những nội dung không có trong sách giáo khoa hiện hành

Bộ GD-ĐT khẳng định đây là những nội dung không có trong sách giáo khoa hiện hành

Trên thực tế bài đồng dao này nằm trong cuốn "Nựng nựng nà nà" thuộc bộ sách "Đồng dao cho bé" của Nhà xuất bản Kim Đồng, in năm 2022.

Bộ GD-ĐT khẳng định đây là những nội dung không có trong sách giáo khoa hiện hành

Bộ GD-ĐT khẳng định đây là những nội dung không có trong sách giáo khoa hiện hành

Ngoài bài đồng dao này, nhiều ngữ liệu văn học khác cũng bị các trang mạng chia sẻ để phê phán sách giáo khoa hiện hành, tuy nhiên các sách này không còn được lưu hành.

Tác giả bài thơ ”Bắt nạt” kể chuyện làm bố: ”Tôi nói với con gái nếu bị bắt nạt con không cần cam chịu”

"Tôi luôn sẵn sàng lắng nghe, giúp con khi con bị bắt nạt nhưng khi thấy con vẫn xử lí được thì cũng để cho con tự thích nghi, xử lý để có thêm kinh nghiệm, kỹ năng trước...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Yến Anh ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN