Lần đầu có SGK môn Thể dục: Có lãng phí?
Ông Đặng Ngọc Quang, Chủ biên chương trình môn Giáo dục Thể chất khẳng định việc có sách giáo khoa (SGK) môn thể dục là đương nhiên khi đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, lấy học sinh làm trung tâm. Tuy nhiên, nhiều giáo viên cho rằng không nhất thiết phải có SGK môn học này.
Sân chơi, bãi tập cho học sinh quan trọng hơn nhiều so với 1 cuốn SGK. Ảnh: Nghiêm Huê
Trao đổi với Tiền Phong, ông Đặng Ngọc Quang cho biết, mục đích của chương trình giáo dục phổ thông mới là lấy học sinh làm trung tâm, ngành giáo dục phải cung cấp được cho học sinh tư liệu, tài liệu để tham khảo, nắm bắt được nội dung sẽ học. Từ trước đến nay, một trong những thiếu sót là các môn đều có SGK nhưng môn thể dục chỉ có sách giáo viên.
Ông Quang khẳng định: “Các môn học đều bình đẳng. Các môn khác có sách để tham khảo, phụ huynh có thể hỗ trợ cho con em tìm hiểu nội dung bài học trước khi đến trường, nhưng môn thể dục lại không có. “Đây chính là bất cập. SGK cho học sinh sẽ khắc phục tình trạng học sinh thụ động khi tiếp nhận bài giảng của giáo viên”.
Ông Đặng Ngọc Quang phân tích, sách giáo viên không phải là căn cứ khoa học để trao đổi chuyên môn, vì đó chỉ là sách nội bộ, trong khi môn thể dục theo chương trình mới là môn học chính khóa cho toàn bộ cấp học thì không thể không có SGK cho học sinh. “Trước đây không có sách vì cách làm không đúng. Không thể để môn thể dục bất hợp lý như chương trình hiện hành”, ông Quang nói.
Nên dành tiền đầu tư cơ sở vật chất
Vừa qua, Sở GD&ĐT Hà Nội đã mời đội ngũ các thầy cô biên soạn chương trình môn thể dục tập huấn cho hơn 2.000 giáo viên dạy môn học này ở bậc THCS và bậc THPT của Hà Nội. Một giáo viên thể dục ở trường THPT Việt Đức (Hà Nội) cho biết, với môn thể dục, điểm mới nhất là học sinh khi triển khai chương trình giáo dục mới là học sinh được lựa chọn học theo dạng câu lạc bộ.
Điều này rất tốt nhưng phụ thuộc lớn vào cơ sở vật chất của các trường. Hiện nay ở những trường có cơ sở vật chất tốt như các trường ngoài công lập, trường quốc tế việc định hướng cho học sinh học thể dục theo sở thích đã có từ rất lâu. Các trường công lập, hiện mới chỉ được một số môn đáp ứng được.
Ví dụ tại trường THPT Việt Đức, môn bóng rổ, cầu lông là môn truyền thống, học sinh chơi nhiều, trường có đủ cơ sở vật chất nên triển khai rất ổn. Còn những môn khác phải cân nhắc.
“Môn thể dục phải có cơ sở vật chất thì mới dạy được. Còn đi thuê thì khó thực hiện. Tuy nhiên để triển khai theo chương trình mới, các trường vẫn có thể thay đổi bằng cách thực hiện linh hoạt nhưng theo định hướng, tùy thuộc vào cơ sở vật chất của từng trường. Điểm hạn chế là các trường không thể đáp ứng được tất cả lựa chọn của học sinh.
Với môn thể dục, điều kiện cơ sở vật chất cho học sinh quan trọng hơn là SGK,vì học sinh hoàn toàn có thể tự tham khảo kiến thức ở rất nhiều nguồn khác nhau. Không phải học sinh nào cũng quan tâm đến SGK môn thể dục. Nguyên nhân do thể dục là môn học thực hành, không phải môn học về lý thuyết, lý luận hay nghiên cứu. Thay vì SGK, nhà nước nên dành nguồn lực đó để đầu tư cơ sở vật chất cho các trường thì sẽ hiệu quả hơn rất nhiều trong việc nâng cao thể lực cho học sinh Việt Nam” - giáo viên này chia sẻ.
Người đứng tên ký cả bản kiến nghị gửi Thủ tướng và gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT là PGS-TSKH Nguyễn Kế Hào, cán bộ...