Làm thế nào để học sinh cảm thấy hạnh phúc khi đến trường?
Giáo dục không chỉ giúp học sinh vượt qua các kỳ thi mà quan trọng hơn, còn chỉ dẫn các em cách cảm nhận, thích nghi và sống cuộc đời hạnh phúc.
Công đoàn Giáo dục Việt Nam vừa phát động về mô hình “Trường Học Hạnh Phúc” nhằm kiến tạo môi trường giáo dục đổi mới, chú trọng vào hạnh phúc của học sinh.
Lễ phát động có sự tham dự và chứng kiến của đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục & Đào tạo, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, các Sở GD&ĐT, Công Đoàn Giáo Dục Việt Nam...
Trong năm 2022 và 2023, dự án Trường Học Hạnh Phúc sẽ đào tạo 10.000 hiệu trưởng của các trường trung học phổ thông. Trong lộ trình của giai đoạn 1, dự án sẽ triển khai tại 7 tỉnh thành: Hà Nội, Lào Cai, Hưng Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Nghệ An và Kon Tum.
Giáo dục không chỉ giúp học sinh vượt qua các kỳ thi mà quan trọng hơn, còn chỉ dẫn các em cách cảm nhận, thích nghi và sống cuộc đời hạnh phúc bền vững. Đó là lý do mô hình Trường Học Hạnh Phúc ngày càng được ủng hộ
Dự án Trường học Hạnh phúc của quỹ Hỗ trợ đổi mới Giáo dục Phổ thông Việt Nam đặc biệt chú trọng tính cá thể hóa của mỗi học sinh. Thay vì giảng dạy theo một giáo án khuôn mẫu cho tất cả học sinh, dự án hướng đến việc tôn trọng điểm khác biệt trong trí lực và khuynh hướng tính cách của các em - những đặc điểm do bộ gen bẩm sinh quy định. Từ đó, thầy cô sẽ sẽ tạo ra môi trường phù hợp và khuyến khích các em phát triển theo đúng tiềm năng của mình.
TS. Nguyễn Ngọc Ân, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam.
Theo TS. Nguyễn Ngọc Ân, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam, Trường Học Hạnh Phúc là giải pháp hỗ trợ giáo viên nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, nhằm hạn chế thấp nhất những hành vi và hiện tượng tiêu cực trong quan hệ giáo viên - học sinh trong nhà trường.
TS. Kim Gwang Jo - Giám đốc UNESCO đã nghiên cứu và xây dựng mô hình Trường Học Hạnh Phúc này nhằm kêu gọi đổi mới hệ thống giáo dục toàn cầu theo hướng: Học tập hạnh phúc để vươn tới ước mơ. Thay vì đánh giá chất lượng giảng dạy dựa trên thành tích và điểm số của học sinh, mô hình trường học này lấy chỉ số hạnh phúc của học sinh làm thước đo.
Cụ thể hơn, Trường Học Hạnh Phúc được định nghĩa là môi trường học tập an toàn, thân thiện, và nhiều tình yêu thương, nơi học sinh được thể hiện bản thân, phát triển tối đa tiềm năng của mỗi em.
Trường Học Hạnh Phúc là ngôi trường mà ở đó, từng học sinh, giáo viên, nhân viên, cán bộ của nhà trường đều cảm thấy Hạnh Phúc, thể hiện qua việc mọi thành viên trong trường đều được: Đảm bảo nhu cầu thiết yếu học đường, an toàn, thấu hiểu, yêu thương, tôn trọng, tin tưởng, thể hiện bản thân, trong đó Hạnh Phúc của học sinh được xem là mục tiêu cao nhất.
Theo thầy Bùi Vĩnh Toàn, hiệu trưởng trường tiểu học Lê Quý Đôn (huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum), để xây dựng thành công Trường Học Hạnh Phúc cần chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn tốt, có phong cách ứng xử chuẩn mực, văn hóa và có sự thấu hiểu các em học sinh. Nhà trường sẽ tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu thêm về chương trình trường học hạnh phúc, thấu hiểu thêm giáo viên và học sinh. Từ đó, nhà trường tổ chức tập huấn và đào tạo cho giáo viên hiểu hơn về cách thức xây dựng một ngôi trường hạnh phúc.
Cô Nguyễn Thị Hằng - Hiệu trưởng trường THCS số 2 Xuân Quang (huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai) chia sẻ, để xây dựng được mô hình Trường Học Hạnh Phúc, người đứng đầu nhà trường, giáo viên phải cảm nhận được hạnh phúc trước tiên.
"Bản thân tôi cũng đang cố gắng để trở thành một người hiệu trường hạnh phúc, bằng cách rèn luyện bản thân mỗi ngày, tập nhìn nhận những điều tốt đẹp và tích cực của người khác, cụ thể là các giáo viên và học sinh. Người giáo viên sẽ cảm thấy được trân trọng, hạnh phúc và có khả năng truyền đi tình yêu thương, năng lượng tích cực đến học sinh. Tôi nghĩ đó mới là cốt lõi của một trường học hạnh phúc", cô Hằng nói.
Mặc dù rất xót với số tiền bị mất, nhưng người mẹ này càng buồn hơn khi nhận ra mình đã không tập trung dạy dỗ con cái.
Nguồn: [Link nguồn]