Làm sao để đối phó với những đứa trẻ cộc cằn?

Sự kiện: Giáo dục

Trẻ em hư và thô lỗ là sản phẩm của một xã hội nơi tất cả các thông tin, hình ảnh xấu xí về bạo lực, sự vô cảm nhan nhản trên các phương tiện truyền thông không được kiểm soát. Làm sao đối phó và dạy trẻ về cách cư xử đúng đắn và nhận ra rằng sự thô lỗ và thái độ hư hỏng đơn giản là không thể chấp nhận được.

Làm sao để đối phó với những đứa trẻ cộc cằn? - 1

Bước 1

Dạy cho trẻ hiểu trách nhiệm và quyền lợi luôn đi kèm với nhau, cho chúng thấy được những cơ hội để có thể kiếm được những thứ mà các bé muốn. Nếu trẻ muốn có đồ chơi, trò chơi và thiết bị điện tử… chúng phải lao động, làm việc nhà hoặc chăm ngoan học hành…Xây dựng một biểu đồ việc vặt hoặc sử dụng một hệ thống trợ cấp giúp con bạn biết rằng không có gì đạt được mà không cần nỗ lực. Sự hư hỗn hoặc thô lỗ sẽ không mang lại cho trẻ  lợi ích nào ngoài sự xa lánh và ghét bỏ.

Bước 2

Khuyến khích con bạn chịu trách nhiệm về hành động của mình và phụ huynh, giáo viên tuyệt đối không bào chữa cho cho các hành vi của con. Khi bạn bào chữa cho con, trẻ sẽ tiếp tục thể hiện hành vi thô lỗ, hư hỏng tương tự. Thay vào đó, hãy để cho trẻ gánh chịu những hậu quả tự nhiên từ hành động của mình để biết rằng chỉ có bé mới phải chịu trách nhiệm cho những phản ứng đối với hành vi của mình.

Bước 3

Truyền đạt cho con bạn tầm quan trọng của việc xác định giá trị bản thân dựa trên tài năng, sở thích và niềm tin, hơn là những thứ mà trẻ sở hữu và đạt được. Nêu một ví dụ tốt trong nhà bằng cách đặt một giá trị thấp hơn cho mọi thứ  tài sản và giá trị cao hơn về lòng tự trọng. Giúp trẻ nhận ra giá trị bản thân bằng cách nói về những điều bé giỏi và những phẩm chất tốt nhất của bé.

Bước 4

Trình bày các quy tắc nhất quán cho cách cư xử và có thái độ không khoan nhượng đối với hành vi thô lỗ, hư hỏng. Điều quan trọng là lập trường của bạn phải nhất quán.

Bước 5

Đưa ra phản hồi tích cực khi trẻ hành động ít thô lỗ và hư hỏng. Hãy cụ thể với lời khen ngợi để bé biết rằng bạn đã nhận ra một sự thay đổi trong thái độ và hành vi của mình. Tập trung vào những điểm tiêu cực trong hành vi của con bạn thường gây ra sự phẫn nộ. Đưa ra phản hồi thường xuyên để trẻ tạo ra mối liên hệ tích cực giữa hành vi phù hợp và phản ứng của bạn.

Cho con chơi điện thoại nhiều, cha mẹ rồi sẽ hối hận khi lâm vào cảnh này

Không phủ nhận điện thoại thông minh đã làm cho cuộc sống của chúng ta dễ dàng hơn, có thể tiếp cận con cái mọi lúc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hàn Ly (Theo livestrong) ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN