Làm sao để con cái tuổi dậy thì chịu lắng nghe cha mẹ?

Sự kiện: Dạy con

Khi con cái bước vào tuổi dậy thì, cha mẹ cần tinh tế hơn trong cách nói chuyện với con mình, có như vậy trẻ mới chịu lắng nghe mình mình nói.

Khi con cái bước vào tuổi dậy thì, đó là lúc chúng có xu hướng nổi loạn, kiêu ngạo, hay cãi lại cha mẹ, hiếm khi lắng nghe cha mẹ nói. Nhiều phụ huynh cho biết, việc giao tiếp với con mình trong độ tuổi cấp 2, cấp 3 rất khó khăn, bởi trẻ luôn thích né tránh.

Vậy thì làm thế nào để có thể cải thiện mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái ở lứa tuổi dậy thì, dưới đây là một số gợi ý bạn có thể tham khảo.

Làm sao để con cái tuổi dậy thì chịu lắng nghe cha mẹ? - 1

1. Dùng sự tin tưởng để rút ngắn khoảng cách

Cách giao tiếp hiệu quả nhất khi con cái bước vào tuổi nổi loạn chính là sự tin tưởng.

Khi con cái tin tưởng cha mẹ, chúng sẽ dễ nghe lời cha mẹ dạy dỗ hơn, ít cãi lại và tìm lời khuyên ở cha mẹ khi gặp rắc rối.

Quá trình này không dễ xảy ra trong vài ngày, cha mẹ cần thiết lập cảm giác tin tưởng vào con cái, để chúng có thể cảm nhận được sự đáng tin cậy.

Ví dụ: Cha mẹ phải luôn tôn trọng, giữ lời hứa với con mình.

Bằng cách xây dựng cảm giác tin tưởng, cha mẹ có thể rút ngắn khoảng cách với con mình và giảm bớt những khó khăn trong giao tiếp.

2. Nghe nhiều nói ít

Ép buộc con cái phải nghe mình tuyệt đối không phải là cách giao tiếp hiệu quả. Mục đích của việc trò chuyện là để hiểu con mình, càng muốn trẻ lắng nghe mình nói, cha mẹ càng nên biết cách lắng nghe nhiều hơn, tốt nhất là nghe nhiều nói ít lại.

Ví dụ: Khi nói chuyện cha mẹ phải để cho con cái nói hết, không được tự ý ngắt lời, không tùy ý bác bỏ suy nghĩ, ý kiến của con.

Cha mẹ phải để con cái thấy được sự chân thành của mình, đừng chiếu lệ hay lơ đễnh khi nói chuyện với con. Suy nghĩ của một đứa trẻ thực ra rất đơn giản, chúng chỉ muốn cha mẹ lắng nghe mình nói, công nhận hoặc đưa ra những lời khuyên thích hợp và động viên.

Làm sao để con cái tuổi dậy thì chịu lắng nghe cha mẹ? - 2

3. Hiểu con bằng sự đồng cảm

Cha mẹ phải học cách buông bỏ định kiến ​​về thời kỳ nổi loạn, cố gắng hiểu ở góc độ của con mình, sau đó thể hiện sự đồng cảm. Những điều này có thể giúp cha mẹ hiểu con cái mình nhiều hơn.

Tất nhiên, nếu bạn thực sự không hiểu suy nghĩ của con cái cũng không sao. Trẻ có thế giới của riêng mình, nên cho phép chúng có không gian riêng, cha mẹ chỉ cần làm người hướng dẫn, ngăn chúng đi vào những con đường sai trái.

Ngoài ra, cha mẹ cũng luôn trong tâm thế sẵn sàng hỗ trợ và khuyến khích con mình một cách nghiêm túc.

4. Chú ý đến việc lựa chọn chủ đề nói chuyện

Thông thường, bạn nói chuyện với con mình về chủ đề gì hằng ngày?

Nếu không có tiếng nói chung, hãy để con cái làm chủ cuộc trò chuyện, chỉ cần ngồi đó lắng nghe con mình nói về những điều vặt vãnh xảy ra trong cuộc sống của chúng.

Bạn cũng có thể tâm sự với con những điều phiền muộn, thể hiện sự quan tâm tới con mình, nhưng đừng than thở về những áp lực cuộc sống, khó khăn của người lớn ra sao.

Đặc biệt, ở tuổi dậy thì cha mẹ không nên nói quá nhiều về chuyện học của con mình. Cha mẹ nên hiểu rõ tính cách của con mình, trao đổi với giáo viên để nắm bắt được tình hình học tập của con, sau đó mới lựa lời nói chuyện.

Nguồn: [Link nguồn]

Con từ bét lớp lên đầu bảng nhờ biết tận dụng thời gian vàng của não bộ

Không có một đứa trẻ nào học kém, chẳng qua là vì chúng chưa biết cách tận dụng sức mạnh tiềm ẩn của não bộ và thay đổi cách học phù hợp với bản thân.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo THÙY LINH (Theo QQ) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN