Làm con xấu hổ trước mặt người khác là đòn tấn công tàn nhẫn nhất vào lòng tự trọng của đứa trẻ

Sự kiện: Dạy con

Nhiều bậc cha mẹ có thói quen làm con xấu hổ để chúng "nhớ lâu" và "biết xấu hổ rồi mới có dũng khí", tuy nhiên đây là một cách làm tàn nhẫn.

Tổn thương lòng tự trọng - 'bóng ma' suốt đời của trẻ

Một phụ huynh chia sẻ trên Sina câu chuyện cô chứng kiến: Vài ngày trước, khi trở về nhà, tôi chứng kiến cảnh thằng bé Hạo Hạo đang bị mẹ nó phạt bằng roi trước mặt các bạn.

Lũ trẻ vây xung quanh và nhao nhao trêu chọc, trong khi mẹ Hạo Hạo oang oang kể tội thằng bé rằng nó chỉ được 68 điểm, nhưng lại gian dối sửa thành 88 điểm. Vài đứa trẻ đứng đó chế nhạo, trong khi nó cúi gằm mặt xuống, không nói lời nào mà chỉ biết khóc.

Hạo Hạo chơi chung với con trai tôi, hai đứa mới chỉ vào lớp một. Đó là một thằng bé ngoan ngoãn, thấy người lớn sẽ luôn chào từ xa. Thế nhưng, từ sau hôm bị mẹ phạt, cứ thấy tôi ở đâu là nó cụp mắt xuống, cúi thấp đầu và lặng lẽ trốn đi.

Nó cũng không chơi với bạn bè xung quanh nữa. Điều này làm tôi vô cùng bối rối. Quả thực, thằng bé đã cho thấy một sự thật thuộc về thế giới trẻ con: nó không đủ dũng khí để đối mặt với bạn bè, bởi vì mẹ đã khiến nó bị mất mặt".

Bạn càng coi thường, khiển trách và hạ bệ trẻ nơi công cộng, sẽ càng tước đi khả năng vươn lên của con. Ảnh minh hoạ

Bạn càng coi thường, khiển trách và hạ bệ trẻ nơi công cộng, sẽ càng tước đi khả năng vươn lên của con. Ảnh minh hoạ

Người phụ nữ cũng kể về chính con trai mình: "Con trai tôi là một thằng bé khôi ngô, phải tội là lười học. Nó toàn chạy đi chơi với lũ bạn trong khu, và mỗi khi thấy tôi, nó sẽ trốn. Một trong những "mẹo" của tôi chính là tôi sẽ nói to lên: Hiên Hiên, nếu con không chịu nghe lời về nhà, đừng trách mẹ mắng con trước mặt bạn bè nhé. Thằng bé sẽ ngay lập tức chạy về ôm mẹ. Mẹo này đã được tôi áp dụng trong nhiều năm, dù việc đe dọa làm tổn thương lòng tự trọng của con hẳn không hay ho chút nào. Nhưng điều đó cũng cho thấy lòng tự trọng là thứ rất quan trọng với đứa trẻ."

Trên thực tế, nhiều bậc cha mẹ có thói quen làm con xấu hổ để chúng "nhớ lâu" và "biết xấu hổ rồi mới có dũng khí".

Họ ít biết rằng, từ 5 tuổi, trẻ sẽ quan tâm đến việc người khác nhìn nhận mình như thế nào và xây dựng hình ảnh cũng như phẩm giá của mình. Không giữ thể diện cho con sẽ chỉ làm tổn thương lòng tự trọng của chúng và khiến chúng không cảm nhận được giá trị của bản thân.

Một cư dân mạng tên Hạ Sơ, chia sẻ trên diễn đàn Zhihu (Trung Quốc) rằng mẹ luôn mắng cô bất kể dịp nào, bất kể ở đâu. Những lời lẽ coi thường kèm giọng điệu giễu cợt, cộng với những ánh mắt cố tình hay vô ý của những người qua đường, khiến cô cảm giác suy sụp và xấu hổ. Ngay cả trên đường đến trường, mẹ vẫn luôn phê bình, dạy dỗ, làm cô không thể ngẩng cao đầu với bạn bè xung quanh.

Một lần sum họp gia đình, ai cũng khen con, chỉ mẹ nói cô học không tốt, không ngoan và so sánh với chị họ. Cô không khỏi bức xúc nói: "Hôm qua con thi tiếng Hán đứng nhất, mẹ không khen". Kết quả người mẹ dội gáo nước lạnh: "Mày còn có gan nói, sao không nói mày luôn thấp môn toán".

Lời nói của mẹ như một lưỡi kiếm sắc bén đâm vào tim cô, phủ sạch mọi cố gắng. "Lúc đó tôi chỉ muốn trả cái mạng của mình để mẹ có người con ưu tú hơn", cô tâm sự.

Nhiều bố mẹ cho rằng chửi mắng con trước mặt người khác cũng là hình thức giáo dục con. Họ tưởng rằng điều đó sẽ giúp con nhận ra khuyết điểm và từ đó có ý chí mạnh mẽ để phấn đấu trở nên tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia tâm lý, việc mắng con trước mặt mọi người lại mang tác dụng ngược. Không chỉ làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ, mà còn khiến trẻ trở nên ương bướng, khó chỉ bảo. Nhiều đứa trẻ cho biết, điều mà chúng sợ nhất, hình phạt nặng nề nhất với chúng chính là bị mất mặt.

Theo các nhà giáo dục, tất cả những đứa trẻ khó giáo dục nhất là những đứa trẻ mất đi lòng tự trọng. Thế nên, bố mẹ phải làm mọi cách để bảo vệ điều quý giá nhất của con, chính là lòng tự trọng.

Khi đứa trẻ bị tổn thương lòng tự trọng, trẻ sẽ quay lưng trốn chạy, trở nên hèn nhát, yếu đuối, hoặc ngược lại, trở thành đứa nổi loạn, vượt ra khỏi quy tắc, khuôn khổ, thậm chí bất chấp pháp luật. Dù là tình huống nào đi nữa, sẽ cần rất nhiều thời gian, thậm chí là cả một đời để có thể chữa lành tổn thương cho đứa trẻ ấy.

Nhà tâm lý học người Mỹ James Dobson: "Có hàng nghìn cách khiến trẻ đánh mất lòng tự trọng, nhưng để xây dựng lại lòng tự trọng của trẻ là một quá trình chậm chạp và khó khăn". Ảnh minh hoạ

Nhà tâm lý học người Mỹ James Dobson: "Có hàng nghìn cách khiến trẻ đánh mất lòng tự trọng, nhưng để xây dựng lại lòng tự trọng của trẻ là một quá trình chậm chạp và khó khăn". Ảnh minh hoạ

Một cuộc khảo sát với nội dung "Điều gì khiến trẻ em sợ nhất" cũng chỉ ra, trẻ sợ nhất bị mất mặt và bị so sánh với những bạn bè đồng trang lứa.

Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại không nhận ra điều này. Không ít người vô tâm mang con ra so sánh với những đứa trẻ khác, hay công khai trách mắng con ở nơi công cộng.

Điều này vô tình tạo một bóng phủ lên tâm lý đứa trẻ suốt đời, khiến chúng trở nên sợ hãi, thiếu tự tin, không dám nhìn thẳng vào ai.

Theo nhà giáo dục đương đại nổi tiếng người Trung Quốc Hàn Phượng Trân, tất cả những đứa trẻ khó giáo dục nhất là những đứa trẻ mất đi lòng tự trọng. Bố mẹ với vai trò là nhà giáo dục đầu tiên của con phải làm mọi cách để bảo vệ điều quý nhất của con, chính là lòng tự trọng chứ không phải gián tiếp phá hủy nó.

Trên thực tế, trẻ bị tổn thương lòng tự trọng có thể gặp phải hai trường hợp. Một là ngày càng bất trị, không tuân thủ kỷ luật, vượt ra khỏi quy tắc, khuôn khổ, thậm chí bất chấp pháp luật. Hai là sẽ trở nên yếu đuối, hèn nhát, lúc nào cũng sợ hãi mọi thứ xung quanh.

Dù là trường hợp nào đi chăng nữa thì đây chắc chắn không phải điều bố mẹ mong muốn.

Những điều cần tuần thủ để bảo vệ lòng tự trọng cho con

Trên thực tế, nhiều bậc cha mẹ có thói quen làm con xấu hổ để chúng "nhớ lâu" và "biết xấu hổ rồi mới có dũng khí". Ảnh minh hoạ

Trên thực tế, nhiều bậc cha mẹ có thói quen làm con xấu hổ để chúng "nhớ lâu" và "biết xấu hổ rồi mới có dũng khí". Ảnh minh hoạ

Không mắng mỏ, trách phạt con ở nơi công cộng

Bị mắng mỏ ở nơi công cộng sẽ khiến con cảm thấy xấu hổ, tự ti, thậm chí thất vọng và mất đi sự tin tưởng vào bố mẹ. Con cũng có thể bị trầm cảm bởi những tổn thương về mặt tinh thần.

Cách dạy dỗ đúng nhất là bố mẹ nói chuyện riêng với con, phân tích rõ ràng cái đúng, cái sai. Nếu con mắc lỗi ở nơi công cộng, bố mẹ lập tức dẫn con ra khỏi nơi đó rồi mới trách mắng sau. Quát mắng trước mặt người ngoài đôi khi có thể khiến con kích động thêm.

Tuyệt đối đừng mất bình tĩnh và nói những lời cay nghiệt

Để nhấn mạnh độ "hư" của đứa trẻ, nhiều cha mẹ thường dùng những lời cay nghiệt để tác động đến đứa trẻ. Mặc dù im lặng chịu trận, nhưng rõ ràng trẻ bị tổn thương sâu sắc. Chúng đồng thời mất đi niềm tin rằng bố mẹ yêu mình, nếu như miệng bố mẹ thốt ra những lời như "đồ ngu dốt", "kém cỏi"...

Đừng trút những cảm xúc nhất thời của mình lên con cái, bởi vì đối với nó, đó là sự trừng phạt ác nghiệt nhất.

Chấp nhận sự không hoàn hảo của con

Nhà tâm lý học nổi tiếng Hạ Lĩnh Phong tin rằng, điều quan trọng nhất để duy trì mối quan hệ giữa bố mẹ và các con, chính là khuyến khích con trở nên tốt nhất. Trình độ của mỗi trẻ là khác nhau, nhưng chúng đều có những thế mạnh riêng.

Điều cha mẹ cần làm không phải là so sánh thiếu sót của con với điểm mạnh của trẻ khác, mà trái lại, chính là khám phá những điểm mạnh của con mình. Cần chấp nhận sự không hoàn hảo của con và bình tĩnh nhìn vào sự phát triển của con, để phát huy những điểm mạnh nhất của trẻ.

Chuyên gia tâm lý, nhà giáo Li Zhongying, Hong Kong, chia sẻ, động lực cơ bản để một người tồn tại chính là "giá trị bản thân". Nói một cách đơn giản, đó là sự tự tin, yêu bản thân và lòng tự trọng. Xấu hổ là thứ giết chết ý thức về giá trị nhanh nhất.

7 sai lầm trong việc nuôi dạy con cái cha mẹ nào cũng mắc phải

Việc cha mẹ can thiệp quá nhiều vào cuộc sống của con sẽ khiến trẻ mất đi khả năng tự kiểm soát hành vi và cảm xúc của mình.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bách Hợp ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN