Lạ lẫm giấy khen của học sinh tiểu học

Không còn giấy khen thành tích học tập, các trường tiểu học đã tự sáng tạo ra nhiều kiểu động viên học trò. Các học sinh vẫn phấn khởi nhưng phụ huynh  lại đau đầu, bối rối: “Rốt cục con mình học hành ra sao?”.

Đau đầu vì… khen

Thời điểm này, tất cả các trường học trong cả nước đều đang tiến hành tổng kết năm học. Chưa bao giờ việc khen thưởng các con lại nóng trên diễn đàn của cha mẹ như vậy. Sau buổi tổng kết cuối năm, con trai học lớp 2 của chị Nguyễn Thanh Phương (Xuân La, Tây Hồ, Hà Nội) mang về khoe mẹ giấy khen ghi rõ “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của học sinh”. Đọc dòng khen thưởng con trai mình, chị Phương phải gọi điện hỏi ngay giáo viên chủ nhiệm để biết con mình đang học ở mức nào?

Lạ lẫm giấy khen  của học sinh tiểu học - 1

Thay vì được khen thưởng ở mức giỏi, tiên tiến, học sinh tiểu học được đánh giá "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của học sinh" hoặc "hoàn thành tốt nhiệm vụ của học sinh"

Lạ lẫm giấy khen  của học sinh tiểu học - 2

Giấy khen với lời khen: Đạt thành tích Xuất sắc trong Học tập và Rèn luyện

Lạ lẫm giấy khen  của học sinh tiểu học - 3

Một giấy khen khác với lời khen: Đạt danh hiệu Học sinh Tiêu biểu

“Cô giáo nói, theo Thông tư 30 về đổi mới đánh giá học sinh tiểu học, trường không được khen thưởng ở mức giỏi, tiên tiến nữa mà thay bằng hoàn thành và không hoàn thành, đạt hoặc không đạt. Đối với giấy khen cuối năm ghi “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của học sinh” tương đương với mức 9-10 điểm; “hoàn thành tốt nhiệm vụ của học sinh” tương đương 7-8 điểm và “hoàn thành nhiệm vụ của học sinh” tương đương với mức 5-6 điểm” – chị Phương nói. Cũng theo chị Phương, con trai chị không hề vui vẻ vì được giấy khen vì theo con nói, cả lớp bạn nào cũng có…” – chị Phương nhăn nhó.

Tương tự, nhiều phụ huynh cũng khá “lạ lẫm” trước những lời đánh giá trong giấy khen cuối năm mà con mình nhận được như: Có tiến bộ trong học tập môn tiếng Việt; có tiến bộ vượt bậc trong giao tiếp; có ý thức và trách nhiệm cao về tự phục vụ và tự quản; tích cực tham gia hoạt động từ thiện...

Trăm hoa tự nở

Ông Phạm Ngọc Định – Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học (Bộ GDĐT)

 Việc khen thưởng theo Thông tư 30 có thể khiến số lượng học sinh được khen thưởng nhiều hơn nhưng sẽ có em được khen toàn diện, có em được khen ở một lĩnh vực nào đó thôi”.  

Cô Đỗ Thị Hằng – giáo viên tiểu học tại TP.Vinh (Nghệ An) cho biết, theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, việc khen thưởng học sinh năm nay khá phức tạp và có nhiều công đoạn: Giáo viên chủ nhiệm phải hướng dẫn học sinh bình bầu những bạn đạt thành thích nổi bật, sau đó họp phụ huynh để tham khảo ý kiến, lập danh sách đề nghị hiệu trưởng tặng giấy khen... “Việc bình bầu đối với khối lớp 4, lớp 5 còn dễ chứ học sinh lớp 1, lớp 2 thật không biết hướng dẫn cho các con thế nào?” – cô Hằng nói.

Thừa nhận Thông tư 30 có nhiều ưu điểm nhưng một lãnh đạo Trường Tiểu học Cổ Bi (Gia Lâm, Hà Nội) cũng cho rằng, với cách đánh giá năm nay, học sinh có học lực như nhau nhưng ở hai trường khác nhau sẽ nhận được giấy khen ghi khác nhau do quy định của từng trường.

Lạ lẫm giấy khen  của học sinh tiểu học - 4

Học sinh Trường Tiểu học Thực nghiệm (Hà Nội) trong một buổi nhận xét cuối năm. Ảnh:  Thiên Lý

Để đánh giá học sinh cuối năm, Trường Tiểu học Nguyễn An Ninh (TP.Biên Hòa) đưa ra 2 mức khen: Mức khen đối với học sinh đạt thành tích tốt tất cả các môn học, và mức khen đánh vào năng lực cá nhân như: Say mê học tập môn toán; nhiệt tình giúp đỡ bạn bè… Trong khi Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt (Hà Nội) lại khen theo các mức: Học sinh tiêu biểu; học sinh toàn diện...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tùng Anh ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN