Kỷ luật bằng cách đuổi học: Đó là sự yếu kém và bất lực của người thầy
“Cá nhân tôi phản đối việc làm của nhà trường, đuổi học cho thấy sự yếu kém và bất lực của người thầy”, thạc sĩ Vũ Hoàng Sơn – giáo viên trường Tiểu học Bình Thạnh cho hay.
Vừa qua, một trường THCS trên địa bàn quận 7 (TP.HCM) đã đưa ra hình thức kỷ luật với 5 học sinh bằng cách thông báo lên loa phát thanh cả nhà trường đã gây ra sự tranh cãi trong dư luận.
Cụ thể, nhà trường này thông báo cho 3 em học sinh lớp 6 nghỉ học 1 tuần và 2 em học sinh lớp 7 bị cảnh cáo và hạ hạnh kiểm vì lí do học sinh này đánh nhau và lười học.
Kỷ luật bằng cách đuổi học: Đó là sự yếu kém và bất lực của người thầy (ảnh minh họa)
Ngay sau khi thông báo được đưa ra, rất nhiều phụ huynh tranh cãi về sự tế nhị cũng như sự bất lực của người thầy trong nhà trường. Liên quan đến sự việc này, chị Tô Thụy Diễm Quyên (chuyên viên Sở GD&ĐT TP. HCM) bày tỏ sự không hài lòng: “Sáng nay một Hiệu trưởng THCS công bố kỷ luật các học sinh lớp 6 và 7 mà một nửa là bị đuổi học. Hai trong số các em này có 1 em đang sốt nghỉ học và 1 em không có giờ học sáng nay nhưng các em vẫn phải chịu hình thức công bố kỷ luật vắng mặt.Trong lúc những trường học khác trên cả nước đang háo hức chào đón Ngày Nhà giáo Việt nam thì ở trường này không khí không hề vui vẻ mà vô cùng ngột ngạt bởi họ đang đưa học sinh của mình "ra tòa" để đuổi học với lý do học tập không nghiêm túc và đánh nhau.Khi các nước tiên tiến còn đang phân vân không biết có nên công bố kết quả học tập công khai hay không thì ở đây chúng ta mang những đứa trẻ chưa ngoan ra đấu tố trước toàn trường và... đuổi.
Thiết nghĩ việc đuổi học sinh ra ngoài cửa đứng hoặc đuổi học dù chỉ 1 tuần chỉ chứng tỏ chúng ta thất bại trong việc giáo dục. Và thay vì sửa chữa chúng ta lại mang bỏ đi sản phẩm hỏng do lỗi của ta.Trẻ con không phải là sản phẩm để mang bỏ dễ dàng.Một đứa trẻ ngoan hơn thì đồng nghĩa với việc xã hội sẽ bớt đi một công dân xấu, một tội phạm nguy hiểm.Đuổi học là một động thái khiến nguy cơ các em trở thành một đứa trẻ hư nghiêm trọng hơn”.
Thạc sĩ Vũ Hoàng Sơn – giáo viên trường Tiểu học Bình Thạnh (TP.HCM) cho hay: “Cá nhân tôi phản đối việc làm của nhà trường, đuổi học cho thấy sự yếu kém và bất lực của người thầy. Hơn nữa, vào những ngày này cả trẻ em và các bậc cha mẹ đang “đánh thức trái tim” hướng về những “người lái đò”. Hành động của nhà trường đang tạo dấu ấn về một “ngày nhà giáo” chính là “ngày đen tối” trong kí ức của những học sinh này. Tôi cho rằng đó là một việc làm phản cảm”.
Đồng tình với những ý kiến trên, một phụ huynh xin giấu tên cho hay: “Đuổi học không nằm trong nghiệp vụ sư phạm, tôi tin là giáo viên không được học điều này trong trường. Câu hỏi đặt ra là vì sao người ta không sử dụng phương pháp sư phạm khi thật sự cần thiết, đúng đối tượng và đúng thời điểm, mà lại sử dụng phương pháp của ngành tội phạm học. Thất bại trong việc dạy một số học trò thì không thể kỳ vọng trở thành nhà quản lý giáo dục.
Đuổi học giống như ba mẹ dạy con không nổi, tức lên đuổi ra khỏi nhà vậy. Đó là vì người lớn đang cậy cái quyền nuôi dạy trẻ (trẻ chưa tới tuổi tự nuôi mình được) để trừng phạt trẻ. Cho dù trẻ khuất phục (không dám bỏ đi mà phải nghe lời) thì trẻ cũng không tâm phục, những bạn cá tính sẽ giữ tổn thương trong lòng và sẽ tự tách rời khỏi gia đình/ nhà trường khi có điều kiện”.
Liên quan đến đoạn clip quay cảnh 3 nữ sinh tham gia đánh bạn không thương tiếc, Trung tâm GDTX huyện Diễn Châu (Nghệ An) đã...