Kỳ lạ đội quân duy nhất thế giới từ vua đến tướng đều là phụ nữ

Sự kiện: Quiz

Chuyện kỳ lạ có một không hai trên thế giới, một dân tộc sau 2 thế kỷ bị đô hộ đã có một cuộc khởi nghĩa ở khắp nơi, mà thủ lĩnh lại toàn là phụ nữ.

Trong thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc, người Bách Việt chỉ giành được độc lập ngắn khi có các cuộc khởi nghĩa nổ ra. Điều kỳ lạ là cuộc khởi nghĩa đầu tiên nhằm thoát khỏi ách đô hộ của nhà Hán lại được lãnh đạo bởi toàn bậc nhi nữ. Đây là điều mà người Hán có nằm mơ cũng không thể tưởng tượng ra được.

Hai Bà Trưng - những người con gái Lạc tướng đất Mê Linh. Sử sách ghi rằng, thời kỳ đó, đất nước ta bị nhà Hán đô hộ, với chính sách thống trị tàn bạo và các chếđộ cống nạp hà khắc, nhất là sau khi thái thú Tô Định được cử đến cai trị. Nhân dân ta sống trong lầm than, khổ cực, sục sôi ý chí nổi dậy.

Kỳ lạ đội quân duy nhất thế giới từ vua đến tướng đều là phụ nữ - 1

Trong số các Lạc tướng của người Việt có ý chống lại sự thống trị của nhà Hán nổi lên nhà Trưng Trắc ở Mê Linh, Phong Châu và nhà Thi Sách ở Chu Diên. Trưng Trắc kết hôn với Thi Sách, hai nhà đồng lòng hợp lực lượng chống lại sự cai trị của nhà Hán. Trước khí thế chống đối của các thủ lĩnh người Việt, thái thú Tô Định đã giết Thi Sách. Năm 40 sau Công nguyên, Hai Bà Trưng đã giương cao ngọn cờ tụ nghĩa, kêu gọi hào kiệt bốn phương và nhân dân cả nước đứng lên đánh đuổi giặc.

Ngọn cờ chính nghĩa tung bay chiến thắng ở 65 huyện, thành. Nền độc lập được khôi phục, chấm dứt giai đoạn 246 năm thống trị (lần thứ nhất) của phong kiến phương Bắc. Sau khi khởi nghĩa thắng lợi, đất nước thanh bình, bà Trưng Trắc được tướng sĩ và nhân dân suy tôn lên ngôi Vua, lấy hiệu là Trưng Nữ Vương, định đô ở Mê Linh.

Lên ngôi được 3 năm, quân giặc lại tràn sang, Hai Bà Trưng tiếp tục lãnh đạo quân dân chống giặc. Ngày mùng 6 tháng Hai năm Quý Mão, tương truyền sau khi quyết chiến với kẻ thù, quyết không để sa vào tay giặc, Hai Bà đã gieo mình xuống sông Hát tuẫn tiết.

Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (năm 40-43 sau Công nguyên) đã đi vào lịch sử dân tộc, in đậm trong tâm tư, tình cảm của mỗi người dân Việt Nam.

Đáp án câu 1:

C là đáp án đúng. Theo dân gian lưu truyền, thời ấy tại làng Bích Uyển thuộc phủ Kinh Môn, quận Hải Dương một vị quan là Nguyễn Huyến cùng vợ về quê ở ẩn, trước ngày sinh phu nhân nằm mộng thấy một người con gái tự xưng là “Tự nơi dương đình khâm thụ mệnh Trời, xuống đầu nhập thai sinh”. Phu nhân thụ thai đúng 13 tháng, giữa ngày 12 tháng 2 năm Ngọ sinh một gái mày ngài, mắt phượng, tướng mạo oai nghiêm, vợ chồng rất yêu quý con mà đặt mệnh danh cho là Thánh Thiên công chúa. Thánh Thiên thông minh đĩnh ngộ, học một biết mười, năm lên 9 tuổi tam phần, ngũ điển, lục thao, tam lược đều quán thông. Năm 12 tuổi đã có tài văn chương, thông thạo võ thuật Sau khi cha mẹ qua đời, Thánh Thiên chiêu mộ quân sĩ, luyện chiến thuật, nổi danh một phương. Nghe tin cậu mình từ quan chiêu mộ trai làng, Thánh Thiên đưa quân đến phối hợp cùng cậu mình, giành được nhiều thắng lợi ở vùng Yên Dũng, Bắc Giang. Mùa xuân năm Canh Tý , Hai Bà Trưng đem quân tiến đánh Mê Linh (nay là một huyện của thành phố Hà Nội), rồi đánh thẳng vào thành Liên Lâu (nay thuộc huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) là trị sở của Tô Định, đuổi viên Thái thú này ra khỏi bờ cõi, giành lại độc lập cho dân tộc Việt. Sau khi tự lập làm vua, Trưng Nữ Vương (tức Trưng Trắc) phong Thánh Thiên làm Đại tướng quân trấn giữ miền Hợp Phố (nay thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) Đầu năm Nhâm Dần (42), tướng nhà Đông Hán là Mã Viện lại kéo quân sang xâm lược. Trước thế mạnh của giặc, phòng tuyến Lãng Bạc bị phá vỡ, Hai Bà Trưng đành lui quân về Cấm Khê. Thánh Thiên từ mạn Bắc đem quân xuống cứu viện nhưng không kịp. Nghe tin Hai Bà Trưng đã tự vẫn (tháng 2 hoặc tháng 3 năm Quý Mão, 43), Thánh Thiên dẫn quân đóng trên sông Nhật Đức (tức sông Thương). Bị quân Đông Hán đến đánh, bà cho quân lui về Ngọc Lâm. Trong một trận giao tranh ác liệt, Thánh Thiên hy sinh tại bến Ngọc (tên chữ là Ngọc Chử, là một bến của con sông nhỏ Đa Mai) thuộc địa phận làng Ngọc Lâm ngày nay.

1

Bà Thánh Thiên cầm tinh còn gì?

Vị tể tướng nào phải uống thuốc độc tự tử vì tội mê tín?

Ông là bậc khai quốc công thần từng giúp Lê Lợi đánh đuổi quân Minh xâm lược. Năm 1437, ông được phong là Tể tướng....

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Châu Anh ([Tên nguồn])
Quiz Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN