Kiên trì làm 1 việc trong 2 năm, người mẹ "cảm hóa" được đứa con nổi loạn

Sự kiện: Dạy con

Quá trình dạy dỗ con cái không dễ dàng, trong mỗi giai đoạn trẻ phát triển, cha mẹ cần có những phương pháp dạy con phù hợp.

Trước khi có con, cô Lý (Trung Quốc) luôn tự nhủ bản thân phải cố gắng trở thành một người mẹ tốt, hiểu chuyện. Thế nhưng kể từ lúc con chào đời, mỗi khi được khuyên nhủ làm mẹ phải thật bình tĩnh, cô đều phớt lờ, thậm chí còn muốn tranh cãi với đối phương.

Năm nay con trai cô Lý 14 tuổi, đây là giai đoạn con cái dễ nổi loạn nhất. Cách đây không lâu, con trai cô tới gặp mẹ và nói: “Con xin lỗi mẹ. Mẹ đã vì con mà vất vả mấy năm nay”.

Nghe những lời nói này được thốt ra từ con mình, cô Lý bàng hoàng, tim đập thình thịch. Cô tự hỏi liệu đây có phải là sự yên bình trước cơn bão nào đó không?

Cô Lý bày tỏ rằng, không phải bản thân không tin tưởng vào con trai mình, mà việc dạy dỗ mấy năm nay đã làm tiêu hao hết kỳ vọng.

Kiên trì làm 1 việc trong 2 năm, người mẹ "cảm hóa" được đứa con nổi loạn - 1

Bất lực trong việc quan tâm tới con cái

Cách đây 2 năm, con trai cô Lý bước vào cấp 2, không biết có phải vì cậu chưa quen với trường lớp mới mà mỗi khi đi học về đều tỏ thái độ không vui.

Là một người mẹ, cô Lý muốn biết chuyện gì đã xảy ra với con mình. Vì thế, trước khi đi ngủ, cô luôn vào phòng con trai để hỏi han. Kết quả con trai cô luôn tỏ ra nóng nảy, tâm trạng cực kỳ khó chịu.

Sau đó, cô Lý đã tới trường hỏi giáo viên và bạn bè trong lớp về tình hình của con mình. Cô biết được rằng đó là do điểm thi của con mình không được cao, bị bạn bè trêu chọc vì lỗi phát âm tiếng Anh.

Cô Lý cảm thấy rất buồn về những gì xảy ra với con trai mình, trên đường về nhà cô liền mua nhiều cuốn sách tiếng Anh và đĩa nghe, thậm chí còn định đăng ký cho con tham gia một lớp học giao tiếp.

Một buổi chiều, khi con cô đang học ở nhà, cô gõ cửa phòng và nói chuyện với con về vấn đề tiếng Anh. Cô nói: “Con đừng có lo lắng quá, chỉ cần chăm chỉ hơn chút là sẽ tiến bộ thôi”.

Nhìn quyển sách tiếng Anh trên tay mẹ, cộng thêm những lời động viên của mẹ, có lẽ lòng tự trọng của cậu bị tổn thương nên liền tức giận nói: “Mẹ thật phiền phức, ngày nào cũng vậy, mẹ có để con được yên không”.

Nghe tới đây, cô Lý không nói nên lời, ấm ức khóc cả đêm, hôm sau đem những nỗi lòng của mình tâm sự với bạn thân. Nghe xong câu chuyện, người bạn này giải thích: “Con cái ngày nay không dễ nghe lời cha mẹ như vậy đâu. Càng nói nhiều là chúng càng cảm thấy mình phiền phức, khó chịu”.

Dưới sự chia sẻ của cô bạn thân, cô Lý bắt đầu thay đổi cách giáo dục của mình, học cách “im lặng”, không tự tiện quan tâm tới con mình nữa. Kết quả sau 2 năm, sự nổi loạn của con trai cô Lý biến mất, cậu bé bắt đầu hiểu chuyện và tính cách trở nên dễ chịu hơn.

Tại sao con cái thường không thích nghe cha mẹ khuyên nhủ?

Có người so sánh mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái giống như Đường Tăng và Tôn Ngộ Không, một người thích thuyết giáo, một người thích làm điều mình muốn.

Kết quả là cha mẹ thường ưa dạy con bằng đạo lý, thuyết giảng điều hay lẽ phải, còn con cái luôn chống đối lại.

Kiên trì làm 1 việc trong 2 năm, người mẹ "cảm hóa" được đứa con nổi loạn - 2

Tại sao cha mẹ hay thuyết giáo muốn tốt cho con cái nhưng chẳng có đứa trẻ nào chịu nghe lời? Điều này có thể được giải thích theo quan điểm tâm lý dưới đây.

- Trong tâm lý học có một thuật ngữ gọi là “tác dụng vượt quá giới hạn”, dùng để chỉ việc một người bị giáo dục, kích thích nhiều lần, một khi vượt quá giới hạn chịu đựng  rất dễ xuất hiện tâm lý nổi loạn.

Càng nói ra sự thật lớn, trẻ sẽ càng chán ghét, thậm chí cố tình làm trái ý cha mẹ để phản kháng lại.

- Nhà tâm lý học Jean Piaget tin rằng: “Trẻ em chỉ có thể nhìn thế giới từ góc độ của riêng mình”.

Thế giới của chúng rất đơn giản, thường bao gồm thính giác, khứu giác và thị giác. Trẻ em không giống như người lớn, khi xem xét một sự việc, chúng thường tìm ưu và nhược điểm để so sánh.

Đó là lý do vì sao con cái thường không hiểu và khó chấp nhận những gì cha mẹ nói muốn tốt cho mình.

Khi cha mẹ nói nhiều lần, con cái sẽ không nghe lời và cảm thấy cha mẹ như đang cố tình tạo thêm lo lắng cho mình. Điều này khiến trẻ cảm thấy chán nản, phiền phức, buồn tủi, ngày càng muốn phản kháng lại mạnh mẽ hơn.

Ngược lại, những cha mẹ biết giới hạn, không can thiệp thái quá, biết im lặng, sẽ có xu hướng khiến con cái tự ý thức hơn, sẵn sàng lắng nghe cha mẹ.

Trong quá trình trẻ lớn lên, sẽ luôn có những lúc nổi loạn, mỗi lần như vậy thực chất là quá trình trẻ đang tự khám phá bản thân mình. Vì vậy, cha mẹ đừng vội thuyết phục con cái theo ý mình mà hãy học cách im lặng để con tự vượt qua.

Cha mẹ làm gương cho con cái bằng những hành động thiết thực

Cha mẹ là tấm gương phản chiếu của con cái. Khi trẻ còn nhỏ, tính cách của chúng chịu tác động rất nhiều từ cha mẹ mình.

Kiên trì làm 1 việc trong 2 năm, người mẹ "cảm hóa" được đứa con nổi loạn - 3

Nếu thấy con cái nghiện điện thoại, cha mẹ nên xem xét bản thân có hay cầm điện thoại lướt trước mặt con cái hay không. Sẽ rất khó có chuyện nếu cha mẹ thích đọc sách nhưng con cái lại cầm điện thoại xem video suốt ngày.

Lúc này, cha mẹ thường yêu cầu con cái không được phép dùng điện thoại như vậy, nhưng lời nói của họ không có uy lực, trẻ sẽ không nghe lời và thắc mắc tại sao cha mẹ dùng điện thoại được còn mình thì không.

Vì vậy, muốn con cái sau này trở thành người như thế nào, cha mẹ phải là tấm gương cho trẻ noi theo từ những hành động nhỏ nhất.

Nguồn: [Link nguồn]

Những đứa trẻ hay bị bắt nạt ở trường đều xuất thân từ 3 kiểu gia đình này

Tính cách của những đứa trẻ hay bị bắt nạt dường như thu hút những bạn học ưa bạo lực. Nếu sống trong một số gia đình đặc biệt, nó sẽ khiến trẻ có những tính cách...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN