Kiểm định giáo dục ĐH ở các nước ra sao?
Tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, tổ chức kiểm định thuộc chính phủ (như Bộ GD-ĐT) nhưng ở Mỹ, quy trình đảm bảo chất lượng lại độc lập với chính phủ và được thực hiện bởi các cơ quan tư nhân.
Chứng nhận giáo dục ĐH là một loại quy trình đảm bảo chất lượng, trong đó các dịch vụ và hoạt động của các cơ sở giáo dục sau trung học hoặc các chương trình được đánh giá bởi một tổ chức bên ngoài để xác định tiêu chuẩn áp dụng có đạt yêu cầu hay không.
Ảnh: National Conference of State Legislatures
Dưới đây là hoạt động kiểm định chất lượng đại học ở một số nước trên thế giới:
Mỹ
Tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, tổ chức kiểm định thuộc chính phủ (như Bộ GD-ĐT) nhưng ở Mỹ, quy trình đảm bảo chất lượng lại độc lập với chính phủ và được thực hiện bởi các cơ quan tư nhân. Các tổ chức kiểm định tư nhân này được công nhận bởi Bộ Giáo dục liên bang (USDE) thuộc nhà nước và Hội đồng giáo dục ĐH Hoa Kỳ (CHEA), một tổ chức phi chỉnh phủ. Đồng thời, CHEA cũng quản lý thông tin khoảng 467 cơ quan đảm bảo chất lượng và các tổ chức được công nhận tại 175 quốc gia.
Canada
Canada không có hệ thống chứng nhận chất lượng ĐH quốc gia hoặc khu vực. Thay vào đó, luật lệ tại mỗi tỉnh thành và thành viên trong Hiệp hội các trường ĐH và CĐ của Canada làm nhiệm vụ này. Một số trường ĐH đành nhờ đến sự đánh giá từ cơ quan kiểm định khu vực của Mỹ.
Pháp
Tại Pháp, cơ quan công nhận chất lượng giáo dục của các trường ĐH là Bộ GD-ĐT Pháp.
Đức
Hội đồng Thường trực Bộ Giáo dục và Văn hoá Liên bang Đức (KMK) được thành lập vào năm1948 theo thoả thuận giữa các bang của Cộng hoà Liên bang Đức. Một trong số những trách nhiệm cốt lõi của hội đồng này là đảm bảo chất lượng duy trì và phát triển các trường ĐH. Các chương trình cử nhân và thạc sĩ được công nhận theo nghị quyết của KMK.
KMK cũng thành lập tổ chức chứng nhận các chương trình học tập tại Đức. Từ đó đến nay, đã có 10 cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục ĐH được chứng nhận ở nước này.
Ireland
Năm 1997, các trường ĐH ở Ireland có được quyền tự chủ. Hội đồng Giáo dục ĐH và Huấn luyện (HETAC) và Hội đồng Giải thưởng Đào tạo và Giáo dục (FETAC) là các đơn vị kiểm định quốc gia.
Ý
Hệ thống chính thức phụ vụ việc công nhận các chương trình ĐH ở Ý được bắt đầu vào năm 2001. Hệ thống bao gồm 2 chương trình riêng biệt nhưng tương quan chặt chẽ. Thứ nhất, mỗi trường ĐH phải trải qua quá trình 4 bước theo bảng RDA – gồm các quy tắc về tổ chức giảng dạy, bao gồm yêu cầu, mực tiêu từng ngành học, chương trình học, tín chỉ, yêu cầu và mục tiêu của kỳ thi. Các quy tắc này do những trường ĐH trong nước tham vấn từ người đại diện từng trường, Uỷ ban điều khối khu vực, nhà tuyển dụng, Hội đồng ĐH quốc gia và cuối cùng được Bộ Giáo dục nước này phê duyệt. Thứ hai, các trường phải trải qua loạt các tiêu chuẩn khách quan có sẵn, là yêu cầu tối thiểu cho sự chấp thuận bất kỳ chương trình nào.
Anh
Các trường ĐH của Anh hoạt động theo cơ chế tự quản, với đầy đủ nghĩa vụ pháp lý trong việc đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn cho chương trình và chứng chỉ mà họ cấp. Tất cả các trường ĐH đều có hệ thống đảm bảo chất lượng, bao gồm một hệ thống thanh tra độc lập từ bên ngoài. Cục Quản lý chất lượng Giáo dục ĐH (QAA) là tổ chức được thành lập và cấp kinh phí hoạt động bởi Khối Giáo dục ĐH Vương quốc Anh. Cơ quan này có nhiệm vụ kiểm tra việc đảm bảo chất lượng của các trường CĐ và ĐH trong lãnh thổ Vương quốc Anh. QAA cũng thường xuyên thanh tra các trường 5-6 năm 1 lần, tư vấn giúp các trường phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng.
Theo thông tin từ Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết hiện đã có 208 cơ sở giáo dục đại học được thẩm định...