Không phải nhờ đọc sách, biết tác động đúng lúc vào “bộ não thứ 2”, IQ của trẻ tăng rất nhanh
Bàn tay được ví như “bộ não thứ 2” của con người, nếu nó được tác động đúng cách, IQ của trẻ sẽ được cải thiện.
Trí thông minh của con cái luôn là điều được nhiều cha mẹ quan tâm. Khi nói một đứa trẻ có IQ cao, điều đó cho thấy não bộ của chúng đang phát triển tốt.
Tuy nhiên, bạn có biết rằng trong cơ thể chúng ta còn có một “bộ não thứ 2”. Nó không chỉ phản ánh IQ của một người mà còn liên tục thúc đẩy sự phát triển của não bộ thông qua việc kích thích và phản hồi.
Đứa trẻ có thông minh hay không, hãy nhìn vào bàn tay của chúng
Wilder Penfield là một nhà giải phẫu thần kinh người Canada. Ông đã chia các vùng não khác nhau tương ứng với các bộ phận vận động trên cơ thể. Ông cũng chính là người tạo ra “bản đồ não Penfield” nổi tiếng.
Penfield tin rằng, nếu não chi phối 1 bộ phận nào đó trên cơ thể càng mạnh, ảnh hưởng của nó tới não bộ càng rõ rệt. Nếu chúng ta có thể tác động và phát triển điều này một cách có ý thức, các tế bào thần kinh trong não sẽ nhận được các kích thích tương ứng, từ đó não bộ trở nên thông minh và nhạy bén hơn.
Thông qua “bản đồ não Penfield”, chúng ta có thể thấy được rằng, tay – mắt – miệng chiếm tỷ lệ tác động tới não nhiều nhất. Trong đó, các ngón tay và lòng bàn tay chiếm tới 1/3 vùng vận động não và 1/4 vùng cảm giác.
Chính vì thế, bàn tay còn được mệnh danh là “bộ não thứ 2” của con người.
Trong quá trình trưởng thành của trẻ, ở giai đoạn sơ sinh, bộ phận sớm được “đánh thức” nhất chính là bàn tay. Ban đầu, bé sẽ mút tay, sau đó là cầm nắm đồ vật, ném và lấy thức ăn bằng tay… Dần dần sự vận động của tay sẽ tinh nhạy hơn, trẻ thích sờ nắm mọi thứ.
Bàn tay của trẻ sẽ chẳng lúc nào được để yên, điều này là do não bộ liên tục đưa ra các chỉ thị, bàn tay sẽ truyền các cảm giác về 5 giác quan, phản hồi kích thích lên não và làm cho các tế bào thần kinh trong não nhạy cảm hơn.
Vì vậy, một bộ não thông minh sẽ thể hiện “tín hiệu” trên bàn tay. Nếu cha mẹ muốn trau dồi chỉ số IQ của con mình, ngay từ nhỏ nên rèn luyện đôi tay của con nhiều hơn.
IQ của trẻ cao hay thấp phụ thuộc vào sự vận động của tay có nhiều hay không
Nhiều người nói rằng, chỉ số IQ là do di truyền và không thể thay đổi. Vậy tại sao một số cha mẹ có IQ cao lại sinh ra những đứa con có IQ trung bình?
Trên thực tế, những gia đình bình thường hoàn toàn có khả năng nuôi dạy con mình trở thành người có IQ cao. Điều này có liên quan tới sự tác động của môi trường đối với trẻ.
Khi một đứa trẻ khoảng 2 tuổi, 700 tế bào thần kinh được kết nối lại trong não mỗi giây. Đến 3 tuổi, sự phát triển của não bộ đạt tới 80-90% so với người trưởng thành.
Phát triển trí não nhanh như vậy, nếu chỉ dùng để chơi điện thoại di động và xem TV thì thật sự quá lãng phí.
Nếu cha mẹ có thể nắm bắt cơ hội, giúp trẻ tư duy, tìm tòi, phát triển trí não thông qua vận động của đôi tay, trí thông minh của trẻ sẽ dần được cải thiện.
Làm thế nào để rèn luyện trí thông minh qua đôi bàn tay?
Do chưa đủ nhận thức và tư duy nên trẻ thích phá phách để phát triển khả năng của bàn tay. Do đó, trẻ thường bị người lớn hạn chế trong giai đoạn phát triển quan trọng.
Vậy thì trẻ có thể làm gì để vận động đôi tay và phát triển trí thông minh?
Nhà giáo dục Montessori đã đề xuất một số trò chơi mà cha mẹ có thể học hỏi.
1. Chơi với cát và nước
Hầu như đứa trẻ nào cũng thích nghịch cát và nước. Chúng có thể ngồi chơi một cách say mê cả ngày mà không thấy chán.
Cát vừa rắn vừa lỏng, khi trẻ nắm lấy một nắm cát và cho nó chảy qua đầu ngón tay, cảm giác chuyển từ thể rắn sang thể lỏng sẽ khiến trẻ cảm thấy kinh ngạc.
Khi nước chạm vào các dây thần kinh ở tay rồi biến mất, trẻ cảm thấy điều đó thật tuyệt vời, nhận thức của chúng về thế giới dần rõ rệt hơn.
Và khi cát gặp nước thì càng tuyệt vời hơn, có thể thay đổi hình dạng theo ý muốn. Khi trẻ thay đổi hình dạng chúng sẽ cảm nhận được sức mạnh và khả năng điều khiển của đôi tay, sau đó bị cuốn hút mạnh mẽ bởi hoạt động này.
2. Quan sát sự vật
Trong tư duy phát triển cho rằng, trẻ nhỏ nhìn thế giới từ cấp độ vi mô, chúng sẽ nhận biết tổng thể từ các chi tiết, rèn luyện tư duy logic của mình.
Cha mẹ sẽ thấy rằng, ở một giai đoạn nhất định, trẻ thích quan sát những chi tiết nhỏ, chẳng hạn như kiến, lá rụng, côn trùng nhỏ. Thông qua mô hình thu nhỏ, trẻ sẽ dần khám phá ra quy luật vận hành của thế giới, từ đó rèn luyện khả năng tư duy và logic của mình.
3. Vẽ
Khi được khoảng 4-5 tuổi, trẻ sẽ bước vào giai đoạn nhạy cảm với hội họa, thích vẽ nguệch ngoạc, cầm bút mô tả những gì mình nhìn thấy và suy nghĩ.
Trong quá trình cầm bút, trẻ trải nghiệm cảm giác điều khiển, bằng cách phác thảo các chi tiết của bức tranh, các cử động của bàn tay được rèn luyện, đồng thời rèn luyện tăng khả năng tập trung và sức bền.
Khi một đứa trẻ có thể đắm mình trong bức tranh mà không quan tâm tới những thứ khác, khả năng tập trung của chúng đang hình thành. Dù trẻ có vẽ như thế nào thì cha mẹ cũng đừng chê bai hay làm chúng phân tâm trong lúc vẽ.
8 mẫu hội thoại giữa mẹ và con trai này là những bài học thực tế trong quá trình dạy dỗ con cái.
Nguồn: [Link nguồn]