Không phải IQ làm tăng khoảng cách giữa những đứa trẻ mà là 6 thói quen này

Sự kiện: Dạy con

Không cần phải đau đầu nghĩ cách làm sao để con mình thông minh lên mỗi ngày, cha mẹ chỉ cần áp dụng những thói quen đơn giản nhưng cực kỳ hữu ích sau.

Nhiều cha mẹ cứ nghĩ rằng một đứa trẻ thông minh, giỏi giang là do di truyền. Thế nhưng trên thực tế, IQ của trẻ cao hay thấp, phụ thuộc rất lớn vài thái độ và thói quen được duy trì mỗi ngày. Đặc biệt khi trẻ ở độ tuổi mẫu giáo, cha mẹ cần phải cố gắng tạo cho con mình những thói quen tốt sau đây, như thế chúng sẽ dễ dàng đạt được nhiều thành công trong tương lai hơn.

1. Rèn tính gọn gàng, ngăn nắp

- Cất đồ chơi lại chỗ cũ.

- Để sách vở gọn gàng trong cặp sách.

- Dọn dẹp bàn, phòng...

Ảnh: nana-ssad.localinfo

Ảnh: nana-ssad.localinfo

Việc rèn cho trẻ thói quen gọn gàng không chỉ giúp trẻ tăng khả năng quan sát, mà còn giáo dục tính kỷ luật và tự giác. Những nghiên cứu cho thấy, những trẻ em học hành trên một chiếc bàn gọn gàng thường có tính cách vui vẻ, làm việc một cách kiên nhẫn và biết chăm chú lắng nghe hơn.

Khi trẻ bắt đầu từ những việc nhỏ như vậy, chúng sẽ biết cách sắp xếp và lên kế hoạch tốt hơn trong học tập và cuộc sống sau này.

2. Đọc sách

Đọc sách sẽ làm gia tăng vốn từ vựng của trẻ và tích lũy kiến thức một cách chủ động hơn. Đây là thói quen cực kỳ tốt cho trẻ em, cần được rèn luyện ngay từ nhỏ. Khi trẻ yêu thích việc đọc sách, chúng sẽ thích học hơn, suy nghĩ cũng phong phú và trưởng thành hơn so với lứa tuổi.

Bên cạnh đó, trẻ cũng có xu hướng độc lập, có chính kiến riêng và không làm mọi thứ một cách mù quáng.

Ảnh: saitama.couleur-mama

Ảnh: saitama.couleur-mama

3. Quý trọng thời gian

Một người biết quý trọng thời gian chứng tỏ họ là người sống rất trách nhiệm, đáng tin cậy. Vì vậy, việc cho trẻ thấy thời gian quan trọng như thế nào, cần phải biết quý trọng ra sao là điều mà cha mẹ cần nên làm.

4. Tập thể dục

Thói quen tập thể dục ngoài việc mang lại vóc dáng đẹp, nó còn khiến cho đầu óc minh mẫn, học hành tỉnh táo hơn.

5. Tôn trọng người khác

Nếu bạn muốn người khác tôn trọng mình, hãy học cách tôn trọng người khác. Khi một đứa trẻ không biết cách tôn trọng người khác, dù giỏi giang đến đâu đi chăng nữa cũng sẽ bị người khác coi thường và chắc chắn sẽ không có chỗ đứng trong xã hội.

6. Tự lập

Cha mẹ không thể nào đồng hành bên cạnh con cái cả đời được. Vì vậy, việc sớm rèn luyện cho trẻ thói quen tự lập, chính là tạo điều kiện cho chúng thích nghi được với mọi biến cố trong cuộc sống sau này.

Khả năng tự lập là đức tính cần có ở mỗi con người. Một đứa trẻ có tính tự lập và kỷ luật sẽ sớm làm nên những điều phi thường hơn hẳn người khác.

Trước 8 tuổi, đừng bỏ lỡ thời gian “vàng” để phát triển 7 thói quen tốt này ở trẻ

Một thói quen tốt được định hướng và bắt đầu ngay từ nhỏ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của một đứa...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN