Không phải IQ, đây mới là thứ quyết định thành công của một đứa trẻ
IQ chỉ đóng 20% trong quá trình học tập và phát triển của trẻ. Phụ huynh không thể gán kết quả học tập tốt xấu của con mình đều do IQ, càng không thể sử dụng IQ để đánh giá tương lai đứa trẻ có tốt hay không.
Điều này không khoa học và việc đánh giá như vậy cũng không khách quan. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, thành công của một đứa trẻ phụ thuộc phần nhiều vào các yếu tố sau:
Giáo dục gia đình là nền tảng phát triển nhân cách trẻ
Những năm gần đây, xã hội đang quan tâm bàn luận đến hoạt động home - schooling (cho trẻ tự học ở nhà, không tới trường lớp) cho thấy giáo dục gia đình luôn là môi trường giáo dục đầu tiên và có tầm quan trọng quyết định việc hình thành nhân cách của con người trong suốt cuộc đời.
Điểm thuận lợi của gia đình đó là giáo dục chủ yếu bằng tình yêu thương giữa các thành viên dành cho nhau, đặc biệt là của cha mẹ dành cho con cái. Quá trình giáo dục đó diễn ra thường xuyên, lâu dài, liên tục, tác động vào mọi ngõ ngách, góc cạnh của quá trình hình thành, phát triển nhân cách của mỗi con người. Việc giáo dục của gia đình mang tính cá thể hóa rất cao. Cha mẹ là người gần gũi và hiểu rõ đặc điểm tâm lý của từng đứa trẻ. Vì thế, cách tác động cũng rất linh hoạt và sinh động.
Ảnh minh họa.
Rèn luyện cho trẻ sự bền bỉ và tập trung
Nghiên cứu của cộng đồng giáo dục Hoa Kỳ chỉ rằng sự bền bỉ và khả năng tập trung chính là yếu tố dự báo thành công trong cuộc sống của một người, chứ không phải là IQ.
Theo nội dung nghiên cứu, sự tập trung là nền tảng của việc học tập khi trẻ còn nhỏ. Sự bền bỉ là việc kiên trì, đeo đuổi đam mê của mình tới cùng, khi trẻ dần trưởng thành. Đây là những yếu tố cơ bản, góp phần làm nên sự thành công của một người trưởng thành.
Do đó, khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên rèn luyện cho trẻ khả năng tập trung và óc quan sát, tìm tòi, sáng tạo. Đây là nền móng vững chắc, giúp trẻ có được tiến bộ trong tương lai.
Rèn luyện cho trẻ khả năng tự lập
Khảo sát của Đại học Harvard với 1.000 doanh nhân thành đạt ở độ tuổi 24-25 cho thấy 85% trong số đó đều tự lập khi còn rất nhỏ. Các nhà phân tích nhận định những người thành công đều có tính cách độc lập và biết cách nắm bắt tình hình chuẩn xác, nhanh nhạy.
Trong giao tiếp xã hội, làm việc và đưa ra quyết định, những người tự lập cũng có cách xử lý tốt hơn. Nhiều đứa trẻ bắt đầu có ý thức tự giác khi mới lên 2 tuổi. Chúng không thích để bố mẹ can thiệp vào việc cá nhân và luôn muốn tự hoàn thành nhiệm vụ.
Thích nghi với sự thay đổi
Không chỉ với trẻ mà với bất kỳ ai, sự thay đổi luôn khó khăn, dù đó là việc chuyển đến trường mới hay không thể đi học vì Covid-19. Trẻ có thể nhớ cuộc sống trước đây hoặc lo lắng tương lai sẽ tồi tệ hơn.
Nhưng những đứa trẻ mạnh mẽ hiểu sự thay đổi giúp mình trở nên rắn rỏi. Cha mẹ cần gợi ý con dành thời gian để suy nghĩ và lên tiếng về cảm xúc của mình khi cuộc sống thay đổi, biết cách gọi tên cảm xúc để ứng phó với chúng.
Thích nghi với sự thay đổi hay còn gọi là năng lực ứng phó (AQ). Đó còn là khả năng phục hồi trở lại trạng thái bình thường của con trẻ sau những sai lầm, thất bại để vươn tới thành công. Thay vì cố giải quyết mọi vấn đề cho con mình, hãy hỏi chúng rằng: "Con muốn xử lý việc này kiểu gì? Cha (mẹ) có thể làm gì để giúp con?". Hãy giúp con mình phát triển lòng tự trọng bằng cách tự giải quyết các vấn đề của mình.
Luôn trau dồi cho trẻ năng lực khám phá
Năng lực này đề cập đến sự tò mò của con trẻ, nó cho thấy khả năng đặt câu hỏi và suy nghĩ về các vấn đề. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình học tập của con bạn tiến bộ hơn. Hãy tìm đồ chơi, trò chơi, những cuốn sách kích thích trí tò mò của con mình. Hãy khuyến khích cô (cậu) bé đặt câu hỏi. Nếu không biết câu trả lời chính xác, bạn có thể cùng con mình suy nghĩ tìm ra nó.
Nguồn: [Link nguồn]
Trước năm 12 tuổi nếu cha mẹ không dạy dỗ, quan tâm con cái, sau này sẽ khó có thể quản lý và uốn nắn trẻ được nữa.