Không phải game hay điện thoại hủy hoại trẻ, đây mới là thứ cần tránh
Bản thân điện thoại không phải là thứ gây hại cho con cái mà cách giáo dục của cha mẹ mới khiến nó trở nên tiêu cực.
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, điện thoại di động đã dần trở nên rất phổ biến, gần như không thể thiếu đối với con người. Bên cạnh những tiện lợi nó mang lại thì cũng có vô số những hậu quả kèm theo. Đối với trẻ em, điện thoại di động quả thực là một con dao hai lưỡi.
Dần dần, điện thoại di động cũng trở thành nguyên nhân dẫn đến nhiều mâu thuẫn gia đình. Có phụ huynh cho rằng, trẻ chơi điện thoại sẽ hại sức khỏe, cũng có phụ huynh cho rằng, trẻ chơi điện thoại có thể tăng cường kiến thức, phát triển tư duy.
Những bậc cha mẹ cho rằng điện thoại di động có hại cho sức khỏe của con cái họ thực ra là có cơ sở khoa học nhất định. Điện thoại sẽ tạo ra ánh sáng xanh, bức xạ trong quá trình sử dụng, do cơ thể trẻ chưa phát triển hoàn thiện và bản thân mắt còn mỏng manh nên rất dễ khiến trẻ bị cận thị.
Ảnh hưởng của điện thoại di động đối với trẻ em là tốt hay xấu, liệu có hoàn toàn không tốt với trẻ. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp không hẳn là do lỗi của điện thoại mà do cách giáo dục của cha mẹ sai.
Lý Mỹ Kim, một chuyên gia nuôi dạy con nổi tiếng ở Trung Quốc đã bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này. Bà cho rằng, việc cha mẹ quản lý việc sử dụng điện thoại của con là không sai nhưng một số phương pháp giáo dục của cha mẹ quả thực là sai lầm. Không phải điện thoại di động và game hủy hoại trẻ em mà là triết lý giáo dục của các bậc cha mẹ.
Khi kỷ luật trẻ chơi điện thoại di động, 3 hành vi sau của cha mẹ có thể hủy hoại con cái.
Nếu không sử dụng điện thại đúng cách sẽ rất gây hại cho trẻ. (Ảnh minh họa)
1. Cha mẹ tịch thu điện thoại di động
Trong tâm lý học có một câu nói như vậy: “cha mẹ càng cấm thì trẻ càng muốn làm”. Hiện tượng này được gọi là "hiệu ứng trái cấm."
Nhiều bậc cha mẹ luôn cưỡng chế tịch thu điện thoại di động của con cái họ bất kể lúc nào. Đôi khi, khi trẻ đang chơi game, cha mẹ sẽ bỏ qua cảm xúc của trẻ và ép đi học bài. Điều này không những không đạt được hiệu quả quản lý mà còn làm tăng tâm lý nổi loạn của trẻ.
2. Cha mẹ chơi điện thoại nhưng lại cấm con cái
Mặc dù một số phụ huynh nghiêm cấm con cái họ chơi điện thoại di động, nhưng họ vẫn vô tư chơi trước mặt con cái. Trên thực tế, nhiều hành vi của trẻ đang bắt chước cha mẹ. Nếu cha mẹ không cho trẻ chơi nhưng bản thân lại sử dụng sẽ khiến trẻ nghĩ rằng, cha mẹ đang lạm dụng quyền hành của mình. Điều này khiến trẻ không còn tôn trọng cha mẹ mình nữa.
3. Cha mẹ “thả” cho con cái chơi điện thoại
Một số bậc cha mẹ vì “kiệm lời” hoặc “không quan tâm” nên không bao giờ ngăn cản con cái sử dụng điện thoại. Vì trẻ còn nhỏ, chúng không ý thức được hành vi của mình là đúng hay sai. Nếu cha mẹ cứ cho trẻ chơi không giới hạn với điện thoại, chúng sẽ mặc định điều này là bình thường và ngày càng trở nên tự phụ.
Cha mẹ nên làm gì để kiểm soát việc trẻ dùng điện thoại?
- Đặt thời gian cho trẻ chơi với điện thoại
Bản thân điện thoại không gây hại cho trẻ, nếu sử dụng hợp lý sẽ phát huy vai trò rất tốt. Cha mẹ có thể thỏa thuận thời gian sử dụng điện thoại di động với con cái theo việc học và thời gian nghỉ ngơi. Thời gian này phải được tuân thủ, không được phá vỡ. Phương pháp này không chỉ có thể quản lý trẻ chơi với điện thoại, mà còn giúp trẻ thiết lập nhận thức về các quy tắc.
- Cha mẹ làm gương
Cha mẹ là người thầy tốt nhất cho con cái, muốn con cái không dùng điện thoại, trước hết họ phải giảm tần suất sử dụng. Thời gian dành cho điện thoại có thể được dùng để đồng hành và chơi cùng con, từ đó nâng cao mối quan hệ cha mẹ - con cái.
Nguồn: [Link nguồn]
Cách giúp con cai nghiện điện thoại của ông bố này không phải ai cũng đủ dũng cảm làm được. Tuy nhiên, nó lại mang lại...