Không nên chọn ngành theo “đám đông”

Vẫn còn tình trạng thí sinh chọn ngành học theo “đám đông”. Đặc biệt, những thông tin sai lệch trên mạng xã hội đang khiến nhiều thí sinh hoang mang, lo lắng.

Đề tài “Ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa đến quyết định lựa chọn trường ĐH của học sinh, sinh viên” của nhóm sinh viên Trường Đại học (ĐH) Kinh tế Quốc dân đã giành giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục ĐH năm 2022 do Bộ GD&ĐT tổ chức. Nhóm thực hiện nghiên cứu đối với 676 học sinh, sinh viên đến từ các trường THPT, trường nghề, ĐH tại một số tỉnh thành trên cả nước. Bạn Trần Phương An, Trưởng nhóm chia sẻ những năm gần đây, khái niệm peer pressure (áp lực đồng trang lứa) được nhắc đến nhiều khi thí sinh chọn ngành, chọn trường xét tuyển ĐH.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng ngày nay thông tin đa dạng, phong phú nhưng thí sinh vẫn thiếu thông tin đầy đủ, đúng đắn về các ngành nghề học trong trường ĐH và cao đẳng, đặc biệt là cơ hội việc làm sau này. Thí sinh cần tiếp xúc với nguồn tin chính thống để có thể tự tin chọn ngành chọn nghề đối với trường sẽ học.

Từ nghiên cứu, nhóm của An nhận thấy có 5/6 yếu tố được xác nhận có tác động tới sự ảnh hưởng của áp lực đồng trang lứa trong quyết định lựa chọn trường ĐH của học sinh - sinh viên theo mức độ ảnh hưởng giảm dần, bao gồm: “Nhu cầu hòa nhập xã hội”, “Mạng xã hội”, “Sự tin tưởng vào bạn bè”, “Sự so sánh xã hội” và “Mức độ chấp nhận rủi ro”.

An khẳng định nhóm đo lường các biến số này bằng thang đo, kết quả dù ít hay nhiều thì học sinh, sinh viên đều bị ảnh hưởng của biến số này trong khi lựa chọn trường ĐH. Trong đó, yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất là “Nhu cầu hoà nhập xã hội”. Ở độ tuổi thanh thiếu niên, với tâm lý chưa vững, học sinh sẽ coi trọng chấp nhận của xã hội hơn, đặc biệt là của bạn bè, nên có xu hướng lựa chọn theo bạn bè, lựa chọn học ĐH như một xu hướng của xã hội, để phù hợp và được công nhận.

Thí sinh nên tìm hiểu thông tin ngành nghề từ những nguồn tin cậy ảnh: Mạnh Thắng

Thí sinh nên tìm hiểu thông tin ngành nghề từ những nguồn tin cậy ảnh: Mạnh Thắng

Kết quả phỏng vấn cho thấy, so với nữ, nam bị ảnh hưởng bởi áp lực này ít hơn nhiều. Học sinh, sinh viên nữ gần như bị ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt là những em có bạn thân hay những người xung quanh học giỏi, học ở các trường được cho là “xịn” hơn các trường khác.

“Sẽ rất may mắn nếu học sinh đã biết mình muốn gì, thích gì, giỏi gì để có thể lựa chọn cho bản thân con đường phù hợp nhất. Mặc dù có thể không tránh khỏi những áp lực bên ngoài, tuy nhiên khi đã có một định hướng rõ ràng thì áp lực sẽ làm các bạn có động lực cố gắng đạt được thứ mình muốn”, Phương An nói.

Với kết quả nghiên cứu của nhóm, Phương An cho rằng chọn ngành học phù hợp với bản thân thực sự rất quan trọng. Để 4 năm ĐH không uổng phí và có ý nghĩa thật sự cho tương lai, theo Phương An, thí sinh nên lựa chọn thật cẩn thận; không nên chạy theo xu hướng, lựa chọn những thứ không phù hợp với bản thân, hay chọn đại một ngành nào đó không dành cho mình. Khi đó, người học dễ cảm thấy thất vọng, chán nản ở quãng thời gian học ĐH sắp tới.

Không chọn ngành theo TikTok

PGS. TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm Khoa các khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội cho hay, khi không có một chủ kiến, không có kỹ năng xác định mục tiêu, hoang mang mơ hồ thì người ta có xu hướng chọn lựa theo đám đông để cảm giác đỡ bị sai. Nếu sai thì cũng không chỉ có mình sai.

Hiện mối quan tâm lớn nhất của học sinh lớp 12 và phụ huynh là làm thế nào chọn được ngành/trường phù hợp với khả năng và phát huy được thế mạnh. Vì vậy các thông tin về tư vấn tuyển sinh rất được quan tâm và ngày càng được tiếp cận dưới nhiều hình thức, trong đó có trên mạng xã hội Tik Tok. Có quá nhiều thông tin tư vấn khiến học sinh hoang mang, bối rối do không phân biệt được đúng sai. Trong đó có những video nói những ngành học vô dụng nhất hay bằng ĐH vô dụng...

Theo PGS. TS Trần Thành Nam, sự phát triển của internet có hạn chế là người dùng có thể bị bội thực thông tin, đúng sai nhiều khi rất khó phân biệt. Do vậy, những video như ở trên, ông Trần Thành Nam cho rằng cũng giống như chiêu trò giật tít để gây sự chú ý của mọi người. Những Tik Toker đăng thông tin về tư vấn tuyển sinh không thể có đủ độ tin cậy và chính xác nhưng lại có sức hút với thí sinh vì ngắn gọn, được lặp đi lặp lại trên mạng xã hội. Trong khi đó, để tư vấn về tuyển sinh, phải dựa vào số liệu, về thị trường lao động xu hướng của ngành học. Thậm chí ngay cả những người làm công tác tư vấn tuyển sinh ở trường cũng chưa chắc nắm được thông tin chuẩn xác.

“Thuật toán của mạng xã hội không đánh trọng số vào nguồn thông tin nào chính xác hơn mà là thông tin nào được nhiều người xem hơn để đưa lên thành xu hướng. Do vậy, người xem rất dễ bị thao túng thông tin sai lạc, nhất là khi chưa có được năng lực tư duy phản biện để xem xét phản biện”, ông Nam nói, đồng thời khẳng định không có ngành học nào vô dụng.

Học sinh cuối cấp THPT hoang mang khi nghe tư vấn 'ngành học vô dụng' trên TikTok, chuyên gia giáo dục nói gì?

Mùa tuyển sinh đại học đang cận kề, việc xuất hiện tràn lan những clip tư vấn "ngành học vô dụng" mới đây trên Tiktok đã khiến cho học sinh hoang mang, rối bời khi chọn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NGHIÊM HUÊ ([Tên nguồn])
Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN