Không nên cho trẻ tiền lì xì quá tuổi này, nếu không sẽ có 3 tác hại cha mẹ không ngờ tới
Sau độ tuổi này, bạn không cần phải lì xì cho trẻ nhưng chúng vẫn rất vui vẻ.
Vào dịp Tết Nguyên Đán, ở nhà cô Trần (Trung Quốc) có một chuyện thú vị xảy ra. Nhà cô có 3 đứa con, chúng lần lượt chúc thọ bố mẹ nhưng bố mẹ chỉ lì xì cho người con thứ 2 và thứ 3.
Đứa con thứ 2 nhận được 200 tệ (700 nghìn đồng), đứa con 3 nhỏ hơn 2 tuổi, nhận được 300 tệ (1 triệu đồng). Nhưng anh cả chúc Tết thì chỉ nhận lại lời chúc của bố mẹ chứa không được nhận tiền lì xì. Thấy vậy, cậu có chút không vui nên hỏi bố mẹ: “Tại sao con không được lì xì?”
Khi người mẹ nhìn thấy sự bất bình của con trai mình, cô liền giải thích: "Con của mẹ đã lớn rồi, con đã bước vào tuổi dậy thì, không còn là đứa con nít như các em mà cần tiền lì xì nữa”.
Nghe mẹ nói vậy, nỗi buồn của cậu liền dịu đi, liền quay sang nhìn 2 đứa em của mình. 2 đứa em của cậu thấy anh mình không được nhận tiền lì xì vội lấy tiền của mình cho anh. Thấy vậy, cậu liền trả lại và nói: “Anh là anh cả, anh không thể nhận của các em như vậy. Sang năm anh sẽ lì xì cho các em nhé”.
Cảnh tượng này khiến cô Trần cảm động, từ bao giờ các con của cô lại hiểu chuyện và thương yêu nhau đến vậy. Cô cảm thấy quyết định không lì xì cho đứa con trai lớn trong năm nay là điều đúng đắn.
Độ tuổi nào không nên lì xì cho trẻ?
Một đứa trẻ được coi là người lớn khi đủ 18 tuổi, vì vậy việc không lì xì sau khi con cái đủ 18 tuổi là hợp lý nhất. Nhưng xét về giới hạn độ tuổi thấp hơn, khi trẻ lên 10 tuổi chúng sẽ bước vào tuổi dậy thì, bé gái thường dậy thì sớm hơn, khoảng 9-10 tuổi, còn trẻ trai thường khoảng 10-11 tuổi.
Điều này có nghĩa là trẻ đã lớn và sắp bước vào thời kỳ nổi loạn. Trẻ em giai đoạn này có xu hướng tiêu tiền bừa bãi nên một số phụ huynh không lì xì cho trẻ khi chúng 10 tuổi.
Bên cạnh đó, một số phụ huynh cho rằng, trẻ trên 7 tuổi không nên nhận lì xì nữa. Việc lì xì cho trẻ khi chúng đã lớn không còn thú vị và làm mất đi ý nghĩa của việc lì xì.
Do đó, không có một tiêu chuẩn cụ thể nào cho câu trả lời này, tất cả phụ thuộc vào phong tục vùng miền, văn hóa gia đình và kinh tế của từng người. Tuy nhiên, có một điều rõ ràng là không nên lì xì cho con cái trên 18 tuổi lì xì, nếu không có thể gặp nhiều bất lợi.
3 bất lợi khi lì xì cho con cái quá độ tuổi
Khi trẻ trên 18 tuổi về cơ bản đã là người lớn, cha mẹ không nên lì xì cho con. Nếu không, rất có thể hành động này sẽ mang lại một số hậu quả nhất định. Dưới đây là 3 tác hại cha mẹ nên nghĩ tới:
1. Con cái có tâm lý của một đứa trẻ khổng lồ
Nhận tiền lì xì là đặc quyền của trẻ nhỏ, cha mẹ lì xì cho con cái là để mừng tuổi mới. Nhưng đối với trẻ con, tiền lì xì còn mang một ý nghĩa khác là “cái nhãn” mình chưa lớn.
Khi một đứa trẻ nhận được tiền lì xì và cảm thấy mình vẫn còn là một đứa trẻ, điều này có thể khiến chúng có ỷ lại mình chưa trưởng thành, vẫn còn trẻ con, dẫn tới một số hành vi không chuẩn mực xảy ra.
2. Trẻ trở nên ích kỷ và tham tiền
Khi con cái lớn lên, bố mẹ vẫn chiều chuộng và lì xì, điều này có thể khiến chúng nghĩ việc có được tiền quá dễ dàng, cứ tiêu xài thỏa thích. Con cái cũng có thể tham tiền, sau này thường vòi vĩnh bố mẹ, hình thành thói quen ích kỷ khó thay đổi.
3. Trẻ không hiểu thế giới và không giỏi giao tiếp
Đối với con cái, thiệt thòi lớn nhất khi nhận lì xì “quá tuổi” là dưới sự yêu thương của bố mẹ, chúng vẫn chưa hiểu thế giới xung quanh mình thực sự là như thế nào. Chúng có thể coi việc nhận tiền lì xì là phong tục truyền thống vào năm mới và coi đó là điều hiển nhiên.
Điều này có thể khiến trẻ khó hòa đồng và không biết gì về các quy tắc bên ngoài, làm chậm quá trình phát triển xã hội của trẻ. Ví dụ, một số trẻ đã lớn vẫn sẽ đòi họ hàng lì xì cho mình.
Vì quá chú trọng tới thành tích học tập mà mãi đến khi con lớn người mẹ mới nhận ra mình đã sai lầm như thế nào trong việc giáo dục con cái.
Nguồn: [Link nguồn]