Không dạy con 5 điều cực tốt này, trẻ mãi là 'tầm gửi' ỉ lại suốt cả đời

Sự kiện: Dạy con

Chẳng cha mẹ nào muốn con là người dựa dẫm, nhưng nhiều phụ huynh lại không hề biết các mẹo dưới đây.

Hướng dẫn con, không làm hộ con

Nếu bạn muốn trẻ lớn lên sống tự lập và phát triển mà không cần cha mẹ, vai trò của bạn phải là người hướng dẫn, không phải là người làm hộ. Thay vì tham gia vào mọi việc của con khi trẻ cần giúp đỡ, bạn hãy hướng dẫn con cách chia nhỏ thành từng bước để giải quyết. Điều này khiến cho trẻ cảm thấy như đã tự hoàn thành mọi việc, giúp sự tự tin và ý thức tự lập tăng lên. Nếu bạn có một đứa con lớn hơn thì hướng dẫn đứa lớn chỉ dẫn đứa nhỏ.

Không dạy con 5 điều cực tốt này, trẻ mãi là 'tầm gửi' ỉ lại suốt cả đời - 1

Cho con cơ hội và thời gian

Elizabeth G Hainstock - tác giả của cuốn sách dạy phương pháp Montessori trong gia đình khuyên: "Không bao giờ làm hộ một đứa trẻ những việc mà trẻ có khả năng tự làm". Cha mẹ không nên đánh giá thấp khả năng của con. Trẻ có thể dọn dẹp chỗ chơi, lau sạch đồ khi nước bị đổ...

Cha mẹ nên tạo môi trường để con tự lập ví dụ như có các thùng đựng để phân chia đồ chơi theo chủ đề khi dọn dẹp. Cha mẹ có thể thêm thời gian cho con để con làm xong việc của bản thân. 

Khen ngợi những nỗ lực của con

Tăng cường khen ngợi con là cách hiệu quả trong việc xây dựng khả năng tự lập của con. Cha mẹ cần cho con biết những cố gắng của chúng dù nhỏ cũng được đánh giá rất cao. Cha mẹ có thể khen con ngay cả khi trẻ làm được những việc nhỏ như tự đi tất, rót nước nhằm thúc đẩy sự tự lập của con. 

Ngoài việc khen con trước mặt hãy tạo thói quen khen con trước mặt người khác. Điều này làm tăng lòng tự trọng và khuyến khích con sự tự lập. Thay vì chỉ nói, con có những việc làm tốt, thì có thể nói cú thể con tự làm bài tâp về nhà khiến cha mẹ rất tự hào hoặc con tự quét sân mà không cần bố mẹ giúp, thật là đứa con ngoan.

Không dạy con 5 điều cực tốt này, trẻ mãi là 'tầm gửi' ỉ lại suốt cả đời - 2

Lên thời gian biểu hằng ngày

Cha mẹ có thể ngồi cùng con mỗi tối để lâp ra lịch trình các công việc ngày hôm sau. Cha mẹ đưa ra cho con các tùy chọn để con chọn cái gì mà bản thân muốn làm ở các khung thời gian khác nhau. Điều này không chỉ giúp con quản lý thời gian mà còn giúp lập thói quen hằng ngày như đánh răng, làm bài tập về nhà, giúp đỡ phụ huynh các công việc đơn giản.

Lập danh sách các công việc và cho con tự đánh dấu các công việc đã làm được. Điều này giúp con thấy được những điều làm được, hiểu rõ về cách quản lý thời gian và sự tự lập.

Khuyến khích con tự đưa ra quyết định

Cha mẹ nên khuyến khích con dưa ra quyết định trong giới hạn nhất định. Một bà mẹ chia sẻ, cô thường đưa cho con 2-3 lựa chọn như chọn các món trong bữa ăn, nơi con muốn đi và các lớp học mà con muốn học. Khi con đã đưa ra quyết định, cha mẹ nên cùng con thảo luận những ưu và nhược điểm để con có thể hiểu có những lựa chọn sẽ gây ra hậu quả và dẫn đến thất bại.

Tiến sĩ Sam Goldstein cho hay, cha mẹ không muốn con mắc sai lầm nhưng trẻ cần nhận thấy đó là một phần của cuộc sống. Tiến sĩ này khuyên: "Khi con bạn không đạt được thành công, hãy nói về cách giải quyết vấn đề, thay vì nói "Bố/mẹ đã nói với con đừng làm vậy mà". Nếu nói theo cách này chẳng khác gì khuyến khích con thử làm lại theo cách đó và con muốn xem liệu có đạt được thành công không. 

Không dạy con những điều này trước 9 tuổi, bé sẽ mãi 'bám váy' mẹ

Trước 9 tuổi, trẻ cần học hỏi những kỹ năng sống cơ bản và tự làm một số việc để dần hình thành...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nghi Dung (Theo Smart) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN