Không cần đợi con đi học mới biết có IQ cao hay không, chỉ nhìn vào 5 điểm 'đặc sắc' này sẽ rõ

Sự kiện: Giáo dục

Trên thực tế, một đứa trẻ thông minh hay không có thể nhìn thấy ngay từ nhỏ.

1. Bàn tay

Nếu tay của trẻ càng linh hoạt thì chứng tỏ não bộ càng được kích thích nhiều. Ảnh minh họa

Nếu tay của trẻ càng linh hoạt thì chứng tỏ não bộ càng được kích thích nhiều. Ảnh minh họa

Trên cơ thể, bàn tay là nơi phân bố rất nhiều dây thần kinh, gấp 10 lần chân nên bộ phận này cũng được ví như bộ não thứ 2 của trẻ. Mọi cử động của tay đều cần cần não bộ xử lý.

Do đó, nếu tay của trẻ càng linh hoạt thì chứng tỏ não bộ càng được kích thích nhiều, phần nào thể hiện rằng trẻ có hoạt động não bộ tốt hơn, có thể trở nên thông minh hơn.

Mặt khác, cho dù cha mẹ nhận thấy các ngón tay của con mình không linh hoạt thì cũng không cần quá lo lắng. Sự phát triển não bộ sẽ được rèn luyện và cải thiện mỗi ngày, trong suốt quá trình trẻ lớn lên.

Khi thời gian qua đi, trẻ được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng thì tay cũng được rèn luyện, góp phần kích thích não vận động nhiều hơn.

2. Đôi mắt có hồn

Trẻ có đôi mắt sáng thường dễ tập trung hơn, học hỏi những điều mới nhanh hơn và học tốt hơn những trẻ khác. Ảnh minh họa

Trẻ có đôi mắt sáng thường dễ tập trung hơn, học hỏi những điều mới nhanh hơn và học tốt hơn những trẻ khác. Ảnh minh họa

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Vì vậy, để biết trẻ có thông minh hay không còn tùy thuộc vào việc trong mắt trẻ ánh lên thần khí rạng rỡ hay không. Khi trẻ nhìn chằm chằm vào một người hoặc đồ vật, trong đôi mắt của trẻ sẽ bộc lộ ra sự tập trung suy nghĩ, đó chính là khí chất và sức sống của trẻ.

Trẻ có đôi mắt sáng thường dễ tập trung hơn, học hỏi những điều mới nhanh hơn và học tốt hơn những trẻ khác.

Đôi mắt của trẻ linh hoạt cho thấy khả năng quan sát cẩn thận và khả năng tư duy mạnh mẽ, nhìn chung những trẻ sử hữu điều này thường phản ứng nhanh hơn những trẻ cùng tuổi khác.

3. Hài hước, thích cười

Theo nghiên cứu của chuyên gia y tế tại Đại học Washington (Hoa Kỳ) đã phát hiện ra rằng trẻ càng cười sớm và hay cười thì càng thông minh. Ảnh minh họa

Theo nghiên cứu của chuyên gia y tế tại Đại học Washington (Hoa Kỳ) đã phát hiện ra rằng trẻ càng cười sớm và hay cười thì càng thông minh. Ảnh minh họa

Một số đứa trẻ đặc biệt thích cười: Nhìn lá cây bị gió thổi sẽ cười, nghe mẹ nói và hát sẽ cười, nhìn đồ đẹp cũng sẽ khúc khích.

Theo nghiên cứu của chuyên gia y tế tại Đại học Washington (Hoa Kỳ) đã phát hiện ra rằng trẻ càng cười sớm và hay cười thì càng thông minh. Chuyên gia trẻ em người Mỹ Ilin Wolff đã quan sát và phát hiện ra rằng đứa bé cười nhiều vào ngày thứ ba sau khi sinh có chỉ số IQ là 180 khi 6 tuổi.

Từ góc độ tâm lý, trẻ thông minh sẽ phản ứng tích cực với các kích thích bên ngoài. Biểu cảm và ngôn ngữ cơ thể của bé phong phú, cho thấy chỉ số IQ và trí tuệ cảm xúc phát triển càng cao. Và tiếng cười là cách thể hiện cảm xúc đơn giản nhất của trẻ.

4. Tính tò mò mạnh mẽ

Trẻ có tính tò mò mạnh mẽ sẽ tích cực tìm kiếm kiến thức, thông tin và thỏa mãn những ham muốn bên trong thông qua sự khám phá của bản thân. Ảnh minh họa

Trẻ có tính tò mò mạnh mẽ sẽ tích cực tìm kiếm kiến thức, thông tin và thỏa mãn những ham muốn bên trong thông qua sự khám phá của bản thân. Ảnh minh họa

Trẻ thông minh thường có tính tò mò mạnh mẽ về những thứ xung quanh và ham muốn khám phá. Chúng thích đặt câu hỏi, quan sát và thử những điều mới, không ngừng khám phá những bí ẩn của thế giới.

Trẻ có tính tò mò mạnh mẽ sẽ tích cực tìm kiếm kiến thức, thông tin và thỏa mãn những ham muốn bên trong thông qua sự khám phá của bản thân.

Trẻ có tính tò mò mạnh thường có khả năng đổi mới và sáng tạo cao, có thể nghĩ ra những ý tưởng và cách thức mới để giải quyết vấn đề. Chúng giỏi quan sát và tư duy, có thể nhìn vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau rồi tìm ra giải pháp phù hợp.

Khả năng sáng tạo này giúp trẻ thông minh đạt được những đột phá và thành tựu quan trọng trong khoa học, công nghệ, nghệ thuật và các lĩnh vực khác.

5. Nói chuyện hoạt bát

Những đứa trẻ hoạt ngôn, thích nói và nói liên tục thường có khả năng ngôn ngữ mạnh mẽ, đại biểu cho sự thông minh. Ảnh minh họa

Những đứa trẻ hoạt ngôn, thích nói và nói liên tục thường có khả năng ngôn ngữ mạnh mẽ, đại biểu cho sự thông minh. Ảnh minh họa

Trẻ biết nói sớm có thông minh không còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên, theo Hiệp hội của Trẻ thiên tài; những đứa trẻ thông minh có thể bắt đầu nói sớm khi bé được 9 tháng tuổi.

Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, nếu một em bé có thể hiểu những gì người lớn nói và biết phát ra một vài từ trước 1 tuổi, điều đó có nghĩa là não của trẻ phát triển tốt.

Do đó, những đứa trẻ hoạt ngôn, thích nói và nói liên tục thường có khả năng ngôn ngữ mạnh mẽ, đại biểu cho sự thông minh và quá trình phát triển não bộ. Khi đó, cha mẹ hãy lắng nghe và cùng con trò chuyện để kích thích quá trình này hiệu quả hơn chứ đừng ngăn cản trẻ nói.

Các thói quen nuôi dạy con tưởng chừng như vô hại mà cha mẹ ít để ý này lại chính là “thủ phạm” âm thầm khiến cho con trẻ ngày càng trở nên kém thông minh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vy ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN