Khoản đầu tư nào của cha mẹ ảnh hưởng đến sự thành công của con cái họ?

Sự kiện: Dạy con

Khả năng nhận thức liên quan tới IQ tuy quan trọng nhưng có một thứ khác quan trọng không kém, cha mẹ nên sớm đầu tư cho con mình.

Điều gì quyết định hạnh phúc và thành công của một đứa trẻ? Ở giai đoạn nào và hình thức đầu tư giáo dục nào sẽ mang lại nhiều lợi ích cho con cái? Sau khi thực hiện một nghiên cứu so sánh kéo dài 40 năm, nhà khoa học đoạt giải Nobel James Heckman tiết lộ câu trả lời.

Khoản đầu tư nào của cha mẹ ảnh hưởng đến sự thành công của con cái họ? - 1

Khả năng phi nhận thức quyết định trẻ thành công

Ví dụ, một chủ đề thường được thảo luận trong lĩnh vực giáo dục: Đâu là khả năng quan trọng nhất đối với sự phát triển lâu dài của một người?

Trong một thời gian dài trong quá khứ, nhiều người tin rằng, thành công của một người phụ thuộc chủ yếu vào khả năng nhận thức, tức là mức độ thông minh có thể đo được trong các bài kiểm tra IQ và khả năng học hỏi kiến ​​thức. 

Tuy nhiên, 2 nghiên cứu mà James Heckman, giáo sư kinh tế tại Đại học Chicago (Mỹ) đã thay đổi suy nghĩ của nhiều người.

Chính phủ Mỹ từng đưa ra một chương trình đào tạo dành cho những học sinh bỏ học cấp ba, được gọi là chương trình “Phát triển Giáo dục Tổng quát” (GED) vào những năm 1990.

Chương trình này đặc biệt hướng đến học sinh bỏ học trung học từ các gia đình nghèo và dân tộc thiểu số. Thay vì hoàn thành 3 năm trung học phổ thông, các em có thể tốt nghiệp với chứng chỉ GED tương đương với bằng tốt nghiệp cấp 3 trong một khoảng thời gian ngắn.

Chỉ cần các em vượt qua bài kiểm tra, người ta sẽ công nhận IQ và năng lực nhận thức của các em không khác gì những học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông bình thường.

Tuy nhiên, giáo sư Heckman đã tiến hành một cuộc khảo sát theo dõi dài hạn đối với những đứa trẻ này và nhận thấy rằng điều đáng ngạc nhiên. Ngay cả khi chúng có được chứng chỉ GED, chỉ có 3% các em theo học đại học hoặc cao đẳng, trong khi 46% học sinh tốt nghiệp trung học bình thường vào đại học.

Phát hiện này khiến giáo sư Heckman, người từng ủng hộ giả thuyết nhận thức phải suy nghĩ rất nhiều: Tại sao những đứa trẻ đủ thông minh để vượt qua bài kiểm tra khả năng nhận thức vẫn có cuộc sống khốn khổ sau này?

Vì vậy, ông đã tham gia vào một nghiên cứu khác.

Khoản đầu tư nào của cha mẹ ảnh hưởng đến sự thành công của con cái họ? - 2

Bắt đầu từ năm 1960, tại một khu công nghiệp cũ ở Detroit, các nhà tâm lý học và giáo dục học tiến hành nghiên cứu một nhóm trẻ em nghèo da màu 3-4 tuổi và chia thành 2 nhóm: Một nhóm được cho học trường mẫu giáo chất lượng, một nhóm được thả rông tự do.

Nghiên cứu so sánh này kéo dài trong 40 năm. Kết quả cho thấy mặc dù những đứa trẻ được đi học mẫu giáo có điểm cao hơn trong các bài kiểm tra nhận thức nhưng điều này không kéo dài. Khi tất cả bọn trẻ bước vào lớp 3, điểm số giữa 2 nhóm trẻ không có gì khác biệt.

Tuy nhiên, cho đến khi bước sang thiên niên kỷ mới, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những em có đi học mẫu giáo chất lượng cao có tỷ lệ việc làm cao hơn khi trưởng thành, thu nhập hằng năm cao hơn 25.000 đô la sau 40 tuổi, tỷ lệ tội phạm thấp hơn.

Hơn nữa, các nhà nghiên cứu phát hiện ra mấu chốt vấn đề nằm trong việc đánh giá khả năng "hành vi cá nhân" và "phát triển xã hội" của 2 nhóm trẻ. 

"Hành vi cá nhân" ghi lại tần suất trẻ chửi thề, nói dối, trộm cắp, vắng mặt và đi trễ. "Phát triển xã hội" ghi lại sự tò mò của trẻ về mọi thứ và mối quan hệ của chúng với giáo viên và bạn học.

Giáo sư Heckman gọi những yếu tố không liên quan gì đến IQ này là "kỹ năng phi nhận thức".

Sau vài năm phân tích, nhóm nghiên cứu có thể khẳng định rằng, chính những kỹ năng phi nhận thức này giúp trẻ thành công hơn trong cuộc sống.

Cha mẹ nên đầu tư vào con cái điều gì?

Những cha mẹ có con học cấp 2 hay đại học vẫn rất giỏi, khi được hỏi về kinh nghiệm nuôi dạy con, hầu hết họ sẽ khiêm tốn nói: “Chúng tôi không làm gì cả, tất cả là do chính bản thân chúng”.

Sau khi suy nghĩ kỹ lưỡng, họ đều thừa nhận bản thân đã nỗ lực rất nhiều trước khi con mình học lớp 3 tiểu học, và sau đó bắt đầu buông tay khi chúng được 10 tuổi.

Giáo sư Heckman đã đề xuất một đường cong đầu tư giáo dục nổi tiếng được gọi là: The Heckman Curve.

Khoản đầu tư nào của cha mẹ ảnh hưởng đến sự thành công của con cái họ? - 3

Nói một cách đơn giản, cha mẹ đầu tư cho con cái càng sớm thì lợi ích càng lớn. Thời gian đầu tư vàng là trước 5 tuổi, nếu sau khoảng thời gian này mới chú trọng tới việc giáo dục con cái thì hiệu quả sẽ thấp. Điều này càng rõ rệt hơn đối với những trẻ có hoàn cảnh khó khăn.

Các giáo viên trung học thường than phiền đối với những em học sinh chán học vì đã quá muộn để thay đổi. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp chỉ cần thay đổi môi trường bên ngoài theo hướng tích cực, trẻ sẽ lấy lại động lực học tập.

Vậy cha mẹ đầu tư vào con cái điều gì gì? Ngoài các kỹ năng nhận thức, các kỹ năng phi nhận thức cũng rất quan trọng.

Kỹ năng phi nhận thức là một loạt các khả năng toàn diện để đối phó với các vấn đề trong xã hội, nó bao gồm tính kiên trì, tự chủ, tò mò, tự tin và một số kỹ năng xã hội.

Cần lưu ý rằng, khả năng nhận thức thể hiện qua kết quả học tập không phải là không quan trọng, nhưng cha mẹ cũng không thể bỏ qua khả năng phi nhận thức.

Hơn nữa, nếu một đứa trẻ có tính cách mạnh mẽ, kỷ luật, tự giác, tự lập, đồng thời có thể duy trì sự tò mò, tập trung, không trì hoãn và các kỹ năng xã hội vững vàng, thì việc trẻ tiếp tục xuất sắc trong học tập là điều đương nhiên.

Trẻ em ở các thành phố ngày nay khi mới sinh ra có chỉ số IQ tương tự nhau và sự khác biệt về khả năng nhận thức có thể được bù đắp thông qua học tập và rèn luyện.

Sự khác biệt giữa các đứa trẻ trong tương lai và trẻ em là cha mẹ của chúng nhận ra tầm quan trọng của những khả năng phi nhận thức và bắt đầu phát triển những khả năng này từ sớm. 

Nguồn: [Link nguồn]

Nghiên cứu của Harvard: Học sinh đặt ra mục tiêu có khả năng thành công gấp 10 lần

Nếu học kỳ 1 mọi thứ vẫn chưa tốt đẹp đối với con bạn, đây là thời điểm thích hợp để lập mục tiêu và kế hoạch cho học kỳ 2.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN