Khi trẻ ngày càng thu mình, ít giao tiếp, cha mẹ thông minh hãy áp dụng ngay 3 phương pháp này
Để con luôn bình tĩnh và sẵn sàng lắng nghe, cha mẹ cần biết cách xử trí tình huống và đưa cho con giải pháp.
Nhiều gia đình hiện nay gặp phải tình trạng: các con rất thân thiết với cha mẹ khi còn nhỏ nhưng càng lớn lên, chúng càng không chịu nghe lời và ít giao tiếp hơn với cha mẹ. Đây thực sự là vấn đề của nhiều gia đình, đòi hỏi cha mẹ phải bình tĩnh để giải quyết.
1. Tôn trọng con
Hãy ngồi xuống nói chuyện với con bạn bằng thái độ khoan dung và chân thành nhất. Khi con muốn hỏi han, trò chuyện với cha mẹ, cha mẹ lại luôn lấy lý do bận để gạt đi. Nếu việc này thường xuyên xảy ra sẽ khiến trẻ cảm thấy đang làm phiền, là gánh nặng của cha mẹ, từ đó xa cách và không còn muốn chia sẻ với cha mẹ câu chuyện của mình. Vậy nên, cha mẹ dù bận rộn đến đâu cũng nên tôn trọng con cái, dừng lại và xem xét mọi vấn đề của con một cách nghiêm túc.
Khi trẻ cố gắng giúp cha mẹ một số việc nhưng không được như mong đợi, cha mẹ cũng không nên từ chối hay làm thay chúng. Con cái là một phần của gia đình và cần có trách nhiệm đóng góp cho gia đình. Điều cha mẹ cần làm lúc này là nhìn thấy những nỗ lực của trẻ, thừa nhận rằng việc trẻ đang làm là khó khăn với lứa tuổi của chúng, kiên nhẫn dạy trẻ cách làm đúng để trẻ có đủ can đảm thử lần sau.
2. Đưa ra hướng dẫn hợp lý
Khi trẻ tự làm điều gì đó, trước tiên cha mẹ nên lắng nghe suy nghĩ của trẻ và nói về những gì đã xảy ra, sau đó mới đánh giá xem con đã làm sai hay đúng. Khi giao tiếp với con trẻ, cha mẹ cần như một “tấm gương” và “phản chiếu” lại lời nói, cảm xúc của trẻ.
Nhà tâm lý học Piaget từng nói: “Mỗi lần chúng ta nói với trẻ một câu trả lời là chúng ta đã tước đi cơ hội học hỏi của trẻ.” Một câu hỏi hay thậm chí còn tốt hơn một câu trả lời hay. Việc trẻ đặt câu hỏi cũng là cách quan trọng để trẻ rèn luyện tư duy, trong quá trình hỏi và trả lời trẻ sẽ học được cách khám phá và giải quyết vấn đề độc lập. Đồng thời, cha mẹ cũng nên thay đổi tư duy từ thuyết giảng, giải thích thông thường sang tư duy kể chuyện và tạo kịch bản cho hành vi của trẻ, để trẻ hiểu rõ vấn đề hơn và thích thú hơn với những kiến thức mình được học.
3. Ngừng chỉ trích hay đe dọa con
Trên thực tế, ngoài điểm số, con còn rất nhiều điều muốn chia sẻ với bạn. Chỉ bằng cách trò chuyện nhẹ nhàng với con, gần gũi với con hơn mỗi ngày từ hành động đến lời nói thay vì quát mắng, đe dọa con sẽ dần mở lòng mà chủ động chia sẻ với cha mẹ.
Không có đứa trẻ nào sinh ra lại không thể giao tiếp với cha mẹ của mình. Nếu đứa trẻ ngày càng ít hứng thú giao tiếp thì cha mẹ phải kịp thời tìm ra nguyên nhân. Mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái chính là nền tảng gốc rễ của giáo dục.
Sau khi cha mẹ và con cái đã tìm được tiếng nói chung, việc nuôi dưỡng khiếu hài hước ở con cũng vô cùng quan trọng. Nuôi dưỡng khiếu hài hước của con là một phần quan trọng của nền giáo dục chất lượng. Ngay cả những em bé mới 6 tuần tuổi cũng đã được cha mẹ nuôi dưỡng và rèn luyện hiếu hài hước qua tranh ảnh, câu chuyện và hành động của cha mẹ. Nuôi dưỡng khiếu hài hước mang đến cho con cái tư duy cởi mở, lạc quan, thậm chí còn truyền cho những người xung quanh năng lượng tích cực.
Nguồn: [Link nguồn]
Trước năm 12 tuổi, cha mẹ cần lập ra một số nguyên tắc. Sau năm 12 tuổi, cha mẹ cần tỏ ra thấu hiểu.