Khi con cái làm sai, bố mẹ cần lưu ý 4 điểm này nếu không việc dạy dỗ sẽ thành công cốc

Sự kiện: Dạy con

Nếu muốn đứa trẻ rút ra bài học sau khi bị kỷ luật vì làm sai, bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến 4 lỗi thường mắc phải khi dạy con này.

Khi một đứa trẻ ra đời, bố mẹ cần chịu trách nhiệm rất nhiều thứ về con mình, từ việc chăm sóc cho tới quá trình dạy dỗ. Bên cạnh đó, bản thân bố mẹ cũng phải không ngừng tìm tòi, học hỏi về cách giáo dục phù hợp với con mình.

Đôi khi, trong nhiều trường hợp bố mẹ hết lòng dạy dỗ con cái nhưng kết quả lại không như mong muốn. Để việc dạy dỗ không trở thành công cốc, trong quá trình bố mẹ kỷ luật con cái, cần lưu ý những điểm sau:

1. Thống nhất cách dạy con cái

Khi quan điểm giáo dục con cái giữa bố mẹ bất đồng, hiệu quả mang lại tất nhiên sẽ không như ý muốn. Chẳng hạn như lúc bố cho phép làm điều này nhưng mẹ lại cấm làm điều đó, trẻ sẽ thắc mắc, rốt cuộc bố hay mẹ mới là người đúng.

Khi con cái làm sai, bố mẹ cần lưu ý 4 điểm này nếu không việc dạy dỗ sẽ thành công cốc - 1

Việc giáo dục con cái theo sở thích riêng của bố mẹ khiến trẻ dễ lợi dụng sơ hở để cãi lại.

Ngoài ra, vì không thống nhất được cách dạy con nên bố mẹ có thể vì chuyện này mà cãi nhau. Trẻ cảm thấy rằng, chính mình là người gây ra những cuộc cãi vã này, tự trách bản thân, sợ hãi, lo lắng, thậm chí là mặc cảm.

Trong quá trình dạy dỗ con cái, bố mẹ nếu có bất đồng ý kiến cũng nên nhượng bộ tạm thời nhau trước mặt con cái, sau đó bàn bạc lại sau.

2. Chú ý đến nơi dạy dỗ

Một số bố mẹ thích dạy dỗ con mình ở nơi công cộng, điều này thực sự không nên làm. Ở nơi đông người, dù con cái có làm sai, bố mẹ vẫn cần giữ thể diện và bảo vệ lòng tự trọng của con mình.

Nếu chỉ vì muốn thể hiện uy quyền của mình thông qua việc dạy dỗ con cái ở nơi đông người, ngoài việc khiến đám đông hiếu kỳ vây quanh, cách dạy này cũng không khiến đứa trẻ nhận ra sai lầm của bản thân. Đặc biệt, trẻ sẽ cảm thấy rất xấu hổ và ngày càng giữ khoảng cách với bố mẹ hơn.

3. Thời điểm tốt nhất để kỷ luật trẻ là khi trẻ mắc lỗi

Khi trẻ còn nhỏ, chắc chắn chúng sẽ mắc phải không ít lỗi lầm nhưng ít có đứa trẻ nào nhận ra bài học sau đó. Ngược lại, cách giáo dục sai lầm còn khiến đứa trẻ cảm thấy xấu hổ hơn khi mắc lỗi. Điều này sẽ khiến đứa trẻ không dám đối mặt với những lỗi lầm mình gây ra. Mặc dù theo thời gian, trẻ sẽ không mắc lỗi nhiều nữa nhưng chúng cũng không tiến bộ lên được vì đã bỏ lỡ cơ hội được trải nghiệm và rút ra bài học sau khi mắc lỗi.

Khi con cái làm sai, bố mẹ cần lưu ý 4 điểm này nếu không việc dạy dỗ sẽ thành công cốc - 2

Con cái mắc lỗi là điều không thể tránh khỏi, bố mẹ nên coi việc trẻ mắc lỗi là cơ hội để chúng có thể học được một điều mới mẻ chứ không phải là điều xấu. Làm như vậy, con cái sẽ dễ dàng nhận trách nhiệm về bản thân sau những lỗi sai của mình.

Thời điểm một đứa trẻ mắc lỗi chính là lúc để chúng được học hỏi và trưởng thành hơn. Điều quan trọng nhất chính là bố mẹ biết cách dẫn dắt con mình để chúng tích lũy được kinh nghiệm, trau dồi tính trách nhiệm.

4. Giọng điệu khi kỷ luật con cái

Sự thành công của việc dạy dỗ con cái còn có liên quan mật thiết tới giọng điệu khi nói của bố mẹ. Bởi giọng điệu của bố mẹ sẽ tác động sâu sắc tới EQ, IQ, tính cách của đứa trẻ.

Chẳng hạn như kỷ luật con cái bằng việc thường xuyên quát mắng lớn tiếng sẽ ảnh hưởng rất xấu tới mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái. Điều này khiến trẻ cảm thấy mất lòng tin vào người khác trong tương lai. Sau mỗi lần bị bố mẹ quát mắng, trẻ sẽ chỉ cảm thấy sợ hãi chứ không rút ra được sai lầm của bản thân. Một đứa trẻ từ nhỏ thường xuyên sợ hãi khi lớn lên thường rất rụt rè, tính khí thay đổi thất thường.

Khi con cái làm sai, bố mẹ cần lưu ý 4 điểm này nếu không việc dạy dỗ sẽ thành công cốc - 3

Mỗi đứa trẻ đều có lòng tự trọng, muốn chúng nhận ra lỗi sai của mình, bố mẹ cần nói với giọng điệu bình tĩnh giống như đang thương lượng, để trẻ có thể hiểu rằng chúng đang được đối xử một cách công bằng.

Ví dụ, nếu bố mẹ muốn con mình thu dọn đồ chơi vứt bừa bãi trên sàn nhà, họ có thể nói: “Con ơi, vứt đồ chơi bừa bãi là thói quen xấu lắm. Con với mẹ cùng nhau dọn dẹp được không”. Còn nếu bố mẹ nói với giọng điệu ra lệnh như: “Con có dọn dẹp đồ chơi ngay không, lúc nào cũng vứt bừa bãi”.  Cùng là một cách diễn đạt nhưng chắc chắn đứa trẻ sẽ vui vẻ dọn dẹp đồ chơi với mẹ mình thay vì bực bội hoặc không muốn dọn dẹp.

Nguồn: [Link nguồn]

Không phải IQ, đây mới là thứ quyết định thành công của một đứa trẻ

IQ chỉ đóng 20% trong quá trình học tập và phát triển của trẻ. Phụ huynh không thể gán kết quả học tập tốt xấu của...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN