Kẻ thù lớn nhất của giáo dục 20 năm trước là TV, 10 năm trước là game, ngày nay là gì?

Sự kiện: Dạy con

Nếu cha mẹ có con cái nghiện điện thoại, họ cần hiểu mấu chốt của vấn đề nằm ở mình chứ không nên đổ thừa cho trẻ.

Cách đây một thời gian, có một người bạn cũ tới nhà cô Vương (Trung Quốc) chơi. Đến giờ ăn, đứa con trai đang học lớp 2 của cô không chịu ra ngoài, ôm khư khư chiếc điện thoại trong phòng. Thấy vậy, cô cười ngượng nghịu nói: “Thôi kệ nó, đừng lo, chúng ta ăn cơm trước đi”.

Cô Vương vừa xới một bát cơm riêng vừa giải thích với bạn mình: “Thằng bé này bình thường rất ngoan nhưng một khi nghịch điện thoại là như biến thành một người khác, không thích bị quấy rầy, không cho ai tới bên cạnh nói chuyện. Nếu lúc này mà lấy điện thoại lại là nó sẽ nổi cơn tam bành”.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Vẻ bất lực trên khuôn mặt của cô Vương cũng là nổi lo chung của nhiều cha mẹ hiện nay khi có con cái nghiện điện thoại.

Trước đây, từng có một người đăng lên mạng một bài viết khiến mọi người phải suy ngẫm:

“30 năm trước, người ta nói nhạc pop sẽ hủy hoại thế hệ sau.

20 năm trước, người ta nói TV sẽ hủy hoại thế hệ sau.

10 năm trước, người ta nói máy tính và game sẽ hủy hoại thế hệ sau.

Bây giờ, người ta nói điện thoại là thứ sẽ hủy hoại thế hệ sau”.

Có một thực tế cho thấy, trong thời đại ngày nay, cách nhanh nhất để hủy hoại một đứa trẻ là ném cho chúng một chiếc điện thoại.

Nghiện điện thoại đáng sợ hơn nhiều so với tưởng tượng của cha mẹ

Những ứng dụng trên điện thoại nắm rõ tâm lý người dùng, biết cách kích thích giác quan, khiến người xem không thể dứt ra được. Về vấn đề này, người lớn cũng khó cưỡng lại chứ đừng nói đến những đứa trẻ còn non nớt.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ tiếp xúc với điện thoại di động trong thời gian dài không chỉ bị hủy hoại khả năng diễn đạt ngôn ngữ, tư duy logic, tập trung mà thậm chí não bộ cũng bị tổn thương không thể phục hồi.

Bức ảnh gây sốc bên dưới là kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu hành vi trẻ em ở Seattle.

Kẻ thù lớn nhất của giáo dục 20 năm trước là TV, 10 năm trước là game, ngày nay là gì? - 2

Bên trái là bộ não của một đứa trẻ không tiếp xúc nhiều với điện thoại di động, hình ảnh to rõ, bên phải là bộ não của một đứa trẻ đã nghiện điện thoại di động, gần như teo tóp lại.

Không chỉ vậy, ánh sáng xanh do màn hình phát ra còn có thể gây tổn thương tế bào não, gây lão hóa. Nó thậm chí có thể gây ra các vấn đề như mất trí nhớ và rối loạn giấc ngủ.

Cách đây không lâu, vào sáng sớm ngày 31/1/2023, tại một bệnh viện ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, có một bác sĩ phát hiện người nhà của bệnh nhân đột nhiên ngất xỉu. Sau khi được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch. Mọi người bất ngờ khi biết nguyên nhân khiến bệnh nhân ngất xỉu là do cô đã không ngủ suốt 81 tiếng để chơi trên điện thoại.

 Ngày nay, vô số trẻ em đang trở thành “tù nhân” của điện thoại di động. Mặc dù điện thoại di động mang lại sự giải trí và sự hài lòng ngắn hạn, nhưng chúng ăn mòn não bộ và tư duy của trẻ, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất của chúng.

Ước mơ của trẻ bị cướp đi bởi việc lạm dụng điện thoại

Các nhà khoa học Mỹ đã theo dõi 100 đứa trẻ, 50 em trong số đó thường xuyên nghịch điện thoại di động, 50 em còn lại rất ít khi tiếp xúc. Không ngờ 10năm sau, sự thay đổi của bọn trẻ thậ khiến mọi người sốc.

Kẻ thù lớn nhất của giáo dục 20 năm trước là TV, 10 năm trước là game, ngày nay là gì? - 3

Trong số những đứa trẻ hay dùng điện thoại di động, chỉ có 2 em đậu đại học Trong số những trẻ không dùng điện thoại, tất cả đều vào đại học và 16 người trong số đó nhận được học bổng toàn phần.

Điều cha mẹ cần phải hiểu là, nếu hôm nay bạn cho con mình thoải mái dùng điện thoại, ngày mai điều đó có thể trở thành nguồn gốc của nỗi đau và sự hối tiếc của chúng.

Trong nhiều trường hợp, không phải điện thoại di động cướp đi con cái chúng ta mà chính chúng ta đã đẩy con mình đến với các thiết bị điện tử.

Có một thực tế cho thấy, nhiều bậc cha mẹ cũng rất khó rời xa chiếc điện thoại. Dù đi làm về nhà họ vẫn dán mắt vào màn hình, miệng nói yêu con nhưng lại không dành thời gian chơi đùa với con mình hoặc chỉ chiếu lệ.

Cho đến một ngày, khi muốn con mình tránh xa điện thoại di động, họ phát hiện ra con mình đã bị nghiện lúc nào không hay. Có một sự thật rằng, trẻ em không vâng lời người lớn nhưng chúng lại bắt chước người lớn.

Trong nhiều trường hợp, chính sự thiếu giáo dục và đồng hành đã “gieo mầm” cho những đứa trẻ nghiện điện thoại di động.

Cha mẹ cần đặt điện thoại xuống làm gương cho con noi theo

Hiệu trưởng nổi tiếng Trung Quốc Li Zhenxi từng nói: “Cho dù công việc của cha mẹ có vất vả đến đâu, hãy nhớ rằng còn có một công việc khác khó khăn và phức tạp hơn đang chờ bạn, đó là nuôi dạy con cái”.

Kẻ thù lớn nhất của giáo dục 20 năm trước là TV, 10 năm trước là game, ngày nay là gì? - 4

Để giữ trẻ tránh xa điện thoại, cha mẹ cần chú ý 3 điều:

- Mang lại cho con cái cảm giác yêu thương và đồng hành

Dù con cái không phải lo miếng ăn cái mặc nhưng việc thiếu sự đồng hành của cha mẹ, bạn bè để vui chơi, chúng chỉ biết tìm tới cảm giác được quan tâm, được cần đến, được khẳng định trên thế giới ảo.

Điện thoại di động và game đã trở thành cứu cánh cho những đứa trẻ khi chúng cô đơn.

Do đó, để giữ cho trẻ em tránh xa điện thoại di động, cha mẹ cần dành thời gian mỗi ngày với con cái bằng các hoạt động như đưa con đi leo núi, chơi trò chơi cùng, nếu có thời gian thì đi du lịch cùng nhau, lắng nghe trẻ tâm sự…

- Nhấn mạnh tầm quan trong của các quy tắc và làm gương

Wang Jinzhan là giáo viên rất nổi tiếng ở Trung Quốc, từng dạy dỗ 1 lớp gồm 55 học sinh, trong đó có 37 học sinh trúng tuyển vào Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh, 10 học sinh vào các trường đại học nổi tiếng thế giới như Cambridge, Oxford và Yale.

Chìa khóa trong giáo dục của ông là làm gương và tuân thủ các quy tắc.

Khi con gái ông học năm cuối cấp 3, cách giải trí của hầu hết các gia đình là xem TV. Nhưng ông đã thỏa thuận với con gái rằng, cả nhà sẽ không xem TV trong năm này và chỉ có thể xem trở lại khi con gái đậu đại học.

Vào ngày Tết, con gái ông nói mình muốn tới văn phòng của cha học, để mẹ có thể xem các chương trình vào ngày Tết. Thế là cả 2 mang mấy gói mì tới văn phòng, ông thì soạn giáo án, con gái ôn bài, bận rộn tới 11 giờ đêm mới về nhà.

Nhiều năm sau khi cô con gái được nhận vào Đại học Bắc Kinh đã nói với cha mình: “Tết năm đó là cái Tết đáng nhớ và trọn vẹn nhất trong cuộc đời con suốt 17 năm qua”.

Tương tự như vậy, cách tốt nhất để trẻ em bỏ điện thoại di động là cha mẹ ít dùng điện thoại hoặc không sử dụng trước mặt con cái. Lời nói và việc làm của cha mẹ là thước đo tốt nhất cho sự trưởng thành của con cái.

Kẻ thù lớn nhất của giáo dục 20 năm trước là TV, 10 năm trước là game, ngày nay là gì? - 5

- Dạy con với sự kiên nhẫn và hiểu biết

Điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ đã ghiện game?

Về vấn đề này, người dẫn chương trình Ni Ping (Trung Quốc) đã đưa ra câu trả lời của riêng mình.

Con trai cô không muốn đến trường vì bị ám ảnh bởi game, Ni Ping nói: "Được rồi, nếu con không muốn đến trường, mẹ đồng ý cho con chơi game ở nhà".

Lúc đầu, cậu con trai rất vui vẻ, chơi say sưa không ăn không ngủ. Mặc dù Ni Ping rất lo lắng nhưng cô biết rằng, một khi tỏ ra quan tâm, việc học của con sẽ lại thất bại.

Không ngờ vài ngày sau, con trai cô thấy chán và nói muốn đi học. Sau này, mặc dù con trai cô vẫn chơi game nhưng không còn nghiện nữa.

Khi một đứa trẻ nghiện điện thoại và cho đó là niềm hạnh phúc của mình, điều quan trọng là cha mẹ học cách chấp nhận hơn là đàn áp, kiểm soát hay đánh đập chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn. Có sự cân bằng giữa việc học và giải trí mới là cách tốt nhất.

Đồng sáng lập Apple Steve Jobs đã từng nói: "Trong 30 năm đầu tiên của cuộc đời, nếu bạn hình thành thói quen, thói quen sẽ định hình con người bạn".

Vì vậy, ông không bao giờ cho con dùng iPad, lúc rảnh rỗi sẽ cùng con trồng hoa, làm việc nhà, chăn nuôi.

Điều thực sự hủy hoại một đứa trẻ không phải là TV, trò chơi điện tử hay điện thoại di động mà đó là về việc cha mẹ vô kỷ luật và thờ ơ với việc dạy con.

Dạy con trên bàn ăn sao cho đúng? Trẻ thành hay bại, giàu hay nghèo cũng từ đây mà ra

Trên bàn ăn, có một số chi tiết có thể phơi bày tính cách của một người. Vì thế, cha mẹ cần chú trọng tới việc dạy con mình nên ăn uống như thế nào.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NHẬT DƯƠNG (Theo QQ) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN