HV Báo chí và Tuyên truyền, ĐH Hà Nội, Giao thông vận tải, Mỏ địa chất công bố phương thức tuyển sinh

Nhiều trường đại học tại Hà Nội đã công bố phương thức tuyển sinh năm 2021.

HV Báo chí và Tuyên truyền

Năm 2021, HV Báo chí và Tuyên truyền tuyển 1.950 chỉ tiêu ở 40 chuyên ngành đào tạo. Trường dự kiến sẽ tổ chức thi năng khiếu báo chí vào đầu tháng 7/2021 với các ngành: Báo in, Báo phát thanh, Báo truyền hình (chất lượng cao), Báo mạng điện tử (chất lượng cao), Ảnh báo chí, Quay phim truyền hình.

Ngoài ra, trường tổ chức phỏng vấn thêm với thí sinh dự thi chuyên ngành Ảnh báo chí và Quay phim truyền hình.

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp. (Ảnh minh họa - TP).

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp. (Ảnh minh họa - TP).

Nhà trường nhận hồ sơ thi năng khiếu từ ngày 1/4 đến hết 20/6.

Các thí sinh sử dụng điểm thi môn Ngữ văn từ kỳ thi tốt nghiệp THPT, năng khiếu báo chí và được chọn một trong các môn Toán, Tiếng Anh, Khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên để tạo thành tổ hợp xét tuyển.

Bên cạnh thi năng khiếu báo chí, năm nay, Học viện Báo chí & Tuyên truyền sẽ tuyển sinh bằng học bạ, tuyển thẳng và căn cứ kết quả thi tốt nghiệp THPT. Cụ thể:

Với phương thức xét học bạ (30%). Điểm xét tuyển được tính dựa trên điểm trung bình học tập 5 kỳ (trừ kỳ II lớp 12) của bậc THPT, điểm thi năng khiếu báo chí (với nhóm nghiệp vụ), điểm trung bình môn Lịch sử THPT trong 5 kỳ (với nhóm ngành Lịch sử) và điểm học tập Tiếng Anh (với các nhóm ngành Quảng cáo, Ngôn ngữ Anh, Quan hệ quốc tế, Quan hệ công chúng).

Với phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT (70%), thí sinh phải sử dụng một trong bốn tổ hợp bắt buộc gồm Ngữ văn + Năng khiếu báo chí, Ngữ văn + Toán, Ngữ văn + Lịch sử, Ngữ văn + Tiếng Anh, sau đó chọn một môn còn lại trong danh sách được trường quy định để tạo thành tổ hợp. Học viện Báo chí & Tuyên truyền dành 70% chỉ tiêu cho phương thức này.

Với phương thức xét tuyển kết hợp, trong đó xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển không hạn chế sinh viên. Ngoài tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT, Học viện Báo chí & Tuyên truyền ưu tiên thí sinh đoạt giải trong các cuộc thi học sinh giỏi, khoa học kỹ thuật cấp quốc gia. Khi đáp ứng điều kiện ưu tiên, các em vẫn phải thi năng khiếu báo chí và đạt tối thiểu 5 điểm.

Trường Đại học Hà Nội

Năm 2021, Trường ĐH Hà Nội tuyển 2.635 chỉ tiêu cho 25 mã ngành đào tạo. Trong đó có 13 mã ngành thuộc khối ngôn ngữ nước ngoài và 12 mã ngành là các chuyên ngành đào tạo bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.

Trường đưa ra các phương thức tuyển sinh gồm: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT (gồm cả ưu tiên xét tuyển thẳng) chiếm 5% tổng chỉ tiêu; Xét tuyển kết hợp theo quy định của trường ĐH Hà Nội chiếm 30% tổng chỉ tiêu; Xét tuyển dựa trên kết quả của kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021 chiếm 65% tổng chỉ tiêu; Xét tuyển bằng học bạ và trình độ tiếng Anh cho các chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài.

Trong trường hợp trường không tuyển hết số chỉ tiêu theo phương thức thứ nhất và thứ hai thì các chỉ tiêu đó sẽ dành cho phương thức tuyển sinh thứ ba.

Năm trước, các đối tượng xét tuyển kết hợp gồm thí sinh là học sinh các lớp chuyên thuộc trường THPT chuyên; các lớp chuyên thuộc trường THPT trọng điểm; thí sinh THPT có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế;  thí sinh có điểm SAT đạt 1100/1600, ACT đạt 24/36, A-Level đạt 60/100.

Năm 2021, ngoài các đối tượng trên, trường ĐH Hà Nội xét tuyển thêm thí sinh là học sinh các lớp song ngữ thuộc trường THPT chuyên; thí sinh là thành viên đội tuyển học sinh giỏi cấp quốc gia; thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba cấp tỉnh/ thành phố; thí sinh được chọn tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia do Bộ GD&ĐT tổ chức…

Thí sinh tham dự Vòng thi tháng cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia của Đài truyền hình Việt Nam cũng thuộc diện được xét tuyển theo phương thức kết hợp. 

Trừ các thí sinh có điểm SAT, ACT và A-Level, tất cả các thí sinh tham gia xét tuyển kết hợp khác cần phải đạt tối thiểu các tiêu chí như điểm trung bình chung môn ngoại ngữ từng năm THPT từ 7; trung bình chung 3 môn thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (Văn, Toán, Ngoại ngữ  hoặc Toán, Vật lý, Tiếng Anh) đạt từ 7; điểm trung bình chung 3 năm THPT đạt từ 7.

Đại học Mỏ - Địa chất

Năm 2021, trường ĐH Mỏ - Địa chất dự kiến tuyển 2.225 chỉ tiêu hệ đại học chính quy với 5 phương thức tuyển sinh khác nhau:

Phương thức 1: Xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (từ 70 - 80%); Thí sinh có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021, điểm các môn thi không nhân hệ số.

Phương thức 2: Xét tuyển theo học bạ bậc THPT (từ 6 - 10%). Thí sinh tốt nghiệp THPT và kết quả học tập trong 3 học kỳ (lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12). Xét tuyển thí sinh theo học bạ với các thí sinh đạt hạnh kiểm xếp loại Khá trở lên. Tổng điểm trung bình các môn học theo khối thi của 3 học kỳ THPT:  lớp 11 và kỳ I lớp 12 đạt từ 18 điểm trở lên.

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo kết quả học THPT, học sinh giỏi  cấp quốc gia, quốc tế (khoảng 2%).

Phương thức 4: Thí sinh có Chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế trong thời hạn đạt IELTS 4.5 trở lên hoặc TOEFL ITP 450 trở lên hoặc TOEFL iBT 53 trở lên và có tổng điểm 2 môn thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp môn xét tuyển của trường trừ môn thi Tiếng Anh, đạt từ 10 điểm trở lên, trong đó có môn thi Toán (chiếm 2%).

Phương thức 5: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá tư duy của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội (từ 10 - 20%).

Trường ĐH Giao thông vận tải

Năm 2021, trường ĐH Giao thông vận tải đưa ra 4 phương thức tuyển sinh như sau:

Phương thức 1: Sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 để xét tuyển. Điểm xét tuyển là tổng điểm 3 môn của tổ hợp đăng ký xét tuyển + điểm ưu tiên (nếu có).

Phương thức 2: Sử dụng kết quả học tập THPT (học bạ THPT) để xét tuyển: Thí sinh tốt nghiệp THPT có tổng điểm ba môn học trong tổ hợp xét tuyển (điểm trung bình lớp 10 + điểm trung bình lớp 11 + điểm trung bình lớp 12) + điểm ưu tiên (nếu có) từ ngưỡng điểm được nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển trở lên, trong đó điểm của ba môn trong tổ hợp xét tuyển không có điểm trung bình môn nào dưới 5,00 điểm.

Phương thức 3: Xét tuyển thẳng học sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia và các cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp Quốc gia, Quốc tế.

Phương thức 4: Xét tuyển kết hợp (áp dụng đối với các chương trình tiên tiến, chất lượng cao): Thí sinh có chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế tiếng Anh (tiếng Pháp) tương đương IELTS 5.0 trở lên (còn hiệu lực đến ngày xét tuyển) và có tổng điểm 2 môn thi THPT năm 2021 thuộc tổ hợp xét tuyển của trường đạt từ 12,0 điểm trở lên (trong đó có môn Toán và 01 môn khác không phải Ngoại ngữ).

Xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM (áp dụng với một số ngành đào tạo tại Phân hiệu TP.HCM): Thí sinh tốt nghiệp THPT, tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2021 do ĐHQG TP.HCM tổ chức và có điểm thi đánh giá năng lực + điểm ưu tiên (nếu có) đạt từ 600 điểm trở lên - theo thang điểm 1200.

Mức điểm ưu tiên của các khu vực và đối tượng như sau: Khu vực 3: 0 điểm; Khu vực 2: 10 điểm; Khu vực 2-NT: 20 điểm; Khu vực 1: 30 điểm; Nhóm Ưu tiên 2 (Đối tượng 5, 6, 7): 40 điểm; Nhóm Ưu tiên 1 (Đối tượng 1, 2, 3, 4): 80 điểm.

Trường ĐH Kinh tế quốc dân công bố phương án tuyển sinh năm 2021

Trường ĐH Kinh tế quốc dân vừa công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2021.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN