Họp phụ huynh: Vì sao “nhạt nhòa”?
Buổi họp phụ huynh kết thúc học kỳ, nhiều phụ huynh thờ ơ, thiếu nghiêm túc với việc họp, nắm tình hình của con.
Cuối tuần qua, nhiều trường học trên cả nước tổ chức họp phụ huynh tổng kết học kỳ I. Tuy nhiên, khác với trước đây buổi họp phụ huynh rất đông đủ, là dịp phụ huynh nắm bắt tình hình học tập của con, những nhận xét chung về tập thể lớp… Buổi họp phụ huynh tại nhiều nơi hiện nay mất dần ý nghĩa háo hức, nhiều phụ huynh đến muộn, vắng họp, nhờ người khác đi họp hộ. Trong giờ họp, nhiều phụ huynh “cắm mặt” vào điện thoại cho mau nhanh hết giờ.
Kể về buổi họp phụ huynh hôm chủ nhật vừa rồi, chị Thu Thảo có con học tiểu học ở quận Hoàng Mai (Hà Nội) chia sẻ: “Buổi họp theo giấy mời là lúc 14h00 tại phòng học của con, nhưng khi đến giờ chỉ lác đác phụ huynh đến. Lớp 50 học sinh, nhưng đến giờ họp chỉ có 1/3 phụ huynh, cô giáo “chữa cháy” bằng cách chia sẻ qua về tình hình trường, lớp cho đến nửa giờ sau mới chính thức bắt đầu họp các nội dung chính, nhưng có đến khoảng 15 phụ huynh vắng mặt".
Cũng theo chị Thảo, ngoài chuyện phụ huynh bỏ họp nhiều còn có nhiều phụ huynh xin phép về sớm. Trong buổi họp, nhiều phụ huynh nói chuyện riêng, dùng điện thoại. Khi cô giáo chia sẻ, xin ý kiến cũng không ai phát biểu, buổi họp nhanh chóng kết thúc bằng hoạt động của ban phụ huynh và thu tiền quỹ lớp.
Chia sẻ lý do khiến nhiều phụ huynh không “mặn mà” tới buổi họp phụ huynh của con, anh Đinh Trung Kiên (Đống Đa, Hà Nội) cho rằng, buổi họp phụ huynh giữa năm là khá quan trọng vì nhìn lại quá trình học tập của lớp, cá nhân học sinh trong học kỳ qua, từ đó có những kế hoạch cho học kỳ tiếp theo. Là phụ huynh, cũng nên trân trọng giáo viên, cũng như thể hiện sự quan tâm tới việc học tập của con và đề xuất những góp ý nâng cao chất lượng giáo dục, nuôi dạy học sinh.
Tuy nhiên, phụ huynh nêu lý do của việc “ngại” đi họp và mất dần đi sự hào hứng như trước đây đó là hiện nay có nhiều hình thức trao đổi với giáo viên về tình hình học tập của con như nhắn tin, gọi điện thoại, chia sẻ trên zalo, facebook… liên tục cập nhật tình hình của trường, lớp và từng học sinh.
Đặc biệt, “sổ liên lạc điện tử” cũng là một kênh thông tin khá đầy đủ giữa nhà trường với phụ huynh. “Tôi chưa bao giờ bỏ họp cho con, nhưng buổi họp phụ huynh giờ chủ yếu đề cập đến chuyện quỹ lớp, thu tiền. Nhiều người chán nản vì suốt ngày phải đóng khoản này, khoản kia, quỹ lớp nộp bao nhiêu cũng thấy thiếu” - một phụ huynh cho biết.
Đã đến lúc bỏ thi giáo viên giỏi?
Trước thực trạng thi giáo viên dạy giỏi ở một số nơi nặng về thành tích và “diễn”... , nhiều ý kiến chuyên gia, giáo viên cho rằng, nên bỏ thi giáo viên giỏi để tránh áp lực cho giáo viên. Với giáo viên, để có buổi họp phụ huynh, nhiều giáo viên chia sẻ, phải chuẩn bị rất nhiều thứ từ nhận xét từng em học sinh, cho đến in các tài liệu, kết quả của con, trả lời thắc mắc của phụ huynh. Tuy nhiên, việc phụ huynh ngày càng thờ ơ khiến không ít giáo viên chạnh lòng.
Mới đây, trên diễn đàn dành cho giáo viên tiểu học, một hình ảnh buổi họp phụ huynh vắng vẻ, người đăng ảnh kèm những lời chia sẻ cũng là giáo viên được nhiều người đồng cảm cho rằng họp phụ huynh hiện nay nhiều nơi không được coi trọng. Nhiều phụ huynh đến cho có mặt, thậm chí nhắn tin nói bận là xong.
Cô Thanh Hằng - giáo viên ở Hà Nội kể, buổi họp phụ huynh ngày càng ít dần, nhất là họp giữa năm, nhiều phụ huynh chỉ coi trọng họp cuối năm. Hồi trước, nếu phụ huynh bận còn nhờ ông bà, người thân đi họp hộ, giờ chỉ nhắn tin, thậm chí không gọi điện, hay nhắn tin báo không họp được.
Cũng theo cô Hằng: “Họp phụ huynh là dịp để giáo viên, phụ huynh gặp gỡ, trao đổi để giúp các con tiến bố, nếu gặp khó khăn, vấn đề gì thì sẽ cùng bàn bạc để hỗ trợ các em. Mục đích của họp phụ huynh không phải là hoạt động thu tiền như nhiều người vẫn nghĩ, chỉ vì tiện thể gặp mặt đông đủ mà ban phụ huynh thu quỹ lớp. Đến mục thu chi quỹ lớp, giáo viên đều ra ngoài để phụ huynh thoải mái trao đổi. Mong muốn của giáo viên dịp này là được chia sẻ, động viên để thúc đẩy phong trào dạy tốt học tốt của lớp”.
Nhiều sai sót đã được thanh tra Bộ GD&ĐT chỉ ra trong một số kỳ thi học sinh giỏi quốc gia gần đây, trong đó có khâu...