Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam sắp mở 2 ngành học mới
Trường đang đào tạo 5 chương trình đào tạo sau đại học gồm: bác sĩ chuyên khoa 1, bác sĩ chuyên khoa 2, bác sĩ nội trú, thạc sĩ, tiến sĩ Y học cổ truyền.
Thông tin được PGS.TS Phạm Quốc Bình - Chủ tịch hội đồng trường Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam vừa cho biết tại Hội thảo phát triển chương trình đào tạo sau đại học chuyên ngành Y- Dược cổ truyền.
Theo ông Bình, Học viện sẽ mở thêm 2 ngành đào tạo sau đại học là: bác sĩ chuyên khoa 1 Châm cứu; dược sĩ chuyên khoa 1 Dược liệu - Dược học cổ truyền.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên.
Hiện, Học viện đang đào tạo 5 chương trình đào tạo sau đại học gồm: bác sĩ chuyên khoa 1, bác sĩ chuyên khoa 2, bác sĩ nội trú, thạc sĩ, tiến sĩ Y học cổ truyền.
Theo TS Phạm Như Nghệ - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT), các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực sức khỏe, nhất là về y học cổ truyền mang tính đặc thù nên cần được Bộ Y tế và các bộ, ngành quan tâm, tạo điều kiện; trong đó, Bộ Y tế cần có những quan tâm đặc biệt.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, phát triển đào tạo sau đại học ngành y dược cổ truyền là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các đơn vị đào tạo nhân lực y tế.
Học viện Y- Dược học cổ truyền Việt Nam phải là nòng cốt, nhằm cung cấp cho ngành Y tế những cán bộ có trình độ cao, nắm vững cả về Y Dược cổ truyền và Y Dược học hiện đại. Từ đó, dần trở thành các chuyên gia trụ cột trong mỗi lĩnh vực phù hợp với nhu cầu thực tiễn của xã hội.
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, về bản chất, Y học cổ truyền là một ngành Y học và trong ngành lại có nhiều chuyên ngành khách nhau. Hiện tại, đa phần các cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, ngoài các khoa phổ biến như Nội khoa, Lão khoa, Cơ xương khớp, Châm cứu, Khí công dưỡng sinh … đã phát triển thêm nhiều khoa chuyên sâu như: Ngoại khoa, Tiết niệu, Nam học, Ung bướu, Sản phụ khoa, Nhi khoa... với phương châm kết hợp đông tây y để phục vụ người dân.
Người thầy thuốc phải được nâng cao trình độ chuyên môn Y- Dược học cổ truyền và Y Dược học hiện đại theo hướng chuyên sâu. Vì thế, đào tạo sau đại học các chuyên ngành y dược cổ truyền kết hợp Y học hiện đại bao gồm: bác sĩ chuyên khoa I, bác sĩ chuyên khoa II, bác sĩ nội trú, thạc sĩ, tiến sỹ chuyên ngành y học cổ truyền; chuyên khoa I, chuyên khoa II, thạc sĩ, tiến sĩ chuyên ngành Dược liệu- Dược học cổ truyền là một yêu cầu bắt buộc đối với toàn ngành.
“Việc nâng cao trình độ sau đại học cho đội ngũ thầy thuốc y dược cổ truyền không những đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành với những trụ cột có trình độ chuyên môn sâu, mà còn nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh phù hợp với xu hướng “thực hành y học dựa trên bằng chứng” của nền y học trên toàn thế giới” - Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.
Nguồn: [Link nguồn]
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân vừa thông báo điểm chuẩn dành cho các đối tượng xét tuyển kết hợp có sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.