Học sinh tiểu học viết “con ghét mẹ”, cô giáo không phê bình mà làm điều này

Sự kiện: Giáo dục

Học sinh tiểu học còn ngây thơ, chúng viết ra những gì mình nghĩ trong đầu. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần chú ý để cải thiện kỹ năng viết cho con mình, nó rất quan trọng trong cuộc sống ngày nay.

Học sinh tiểu học vốn từ còn ít, mỗi khi có những bài tập yêu cầu viết văn, chúng thường quan sát những gì xảy ra xung quanh mình để viết. Một số cha mẹ rơi vào tình huống xấu hổ khi con mình “bê” nguyên những tính xấu của cha mẹ vào bài văn.

Mới đây, có một bài văn của một học sinh tiểu học ở Trung Quốc khiến cư dân mạng xôn xao. Theo đó, trong khi các học sinh khác viết “con yêu mẹ”, “con yêu bố” thì em học sinh này lại viết “con ghét mẹ”.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Khi tìm hiểu nguyên nhân, cô giáo biết được mẹ em học sinh này thường xuyên đánh đập con mình. Những học sinh khác cũng có viết về việc thường bị mẹ đánh đòn nhưng vẫn cha thứ, thậm chí còn hài hước viết “mông của mình sẽ béo lên”.

Học sinh dùng ngôn ngữ hài hước để bày tỏ cảm xúc sau khi bị mẹ đánh. Khi thấy con mình viết ra sự thật như vậy, người mẹ thì đỏ bừng mặt còn cô giáo khen em thật dũng cảm.

Tuy nhiên, những người mẹ cũng nên tự kiểm điểm xem mình có đang quá nghiêm khắc với con cái hay không. Việc thường xuyên đánh đập, mắng mỏ con cái sẽ ảnh hưởng rất tiêu cực tới mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Lời nói và việc làm của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới con cái, vì thế họ cần chú ý hơn tới những lời nói của mình ở nhà. Đặc biệt, học sinh tiểu học bắt chước rất nhanh, khả năng hiểu còn hạn chế nên vô tình dẫn tới những tình huống dở khóc dở cười.

Nhiều phụ huynh cảm thấy xấu hổ khi đọc những bài văn như vậy của con mình. Học sinh tiểu học vẫn đang ở trong giai đoạn quan trọng đặt nền móng cho việc học, chỉ cần giáo viên và phụ huynh hướng dẫn đúng cách sẽ có thể giúp trẻ cải thiện khả năng viết.

Làm thế nào để giúp học sinh tiểu học cải thiện kỹ năng viết?

Muốn học tốt ngôn ngữ, cần chú ý tới việc đọc sách, biến sách vở thành kiến thức trong đầu. Nếu muốn viết văn hay, học sinh cần đọc nhiều sách trước, đúc kết kinh nghiệm từ người khác để học hỏi, từ đó nâng cao kỹ năng viết. Quá trình đọc đặt nền tảng vững chắc cho việc viết văn.

Học sinh cấp một trình độ đọc viết còn hạn chế, nếu phụ huynh cho rằng không cần phải đọc sách là sai lầm. Thói quen đọc sách cần được rèn luyện ngay từ nhỏ, khi trẻ chưa biết nhiều chữ, cha mẹ có thể đọc cho con nghe, giúp con hình thành hứng thú với việc đọc sách.

Kỹ năng viết rất quan trọng trong xã hội hiện đại, muốn viết hay cần phải học cách quan sát. Cha mẹ nên dạy trẻ quan sát cuộc sống xung quanh, khuyến khích chúng sử dụng từ ngữ để mô tả những gì mình nhìn thấy.

Ngoài ra, còn một cách quan sát gián tiếp, mở rộng tầm nhìn của mình đó là thông qua việc đọc những trải nghiệm từ người khác chia sẻ.

Chỉ đọc mà không viết sẽ làm giảm đi rất nhiều vai trò của việc đọc, học sinh nên kết hợp chặt chẽ giữa đọc và viết. Lúc đầu, học sinh có thể bắt chước, sau đó viết lại và mở rộng, khi đã tích lũy được một lượng vốn từ nhất định, trẻ có thể viết được những bài văn hay.

Muốn nâng cao trình độ viết, trẻ cần đọc nhiều và luyện tập thường xuyên, cha mẹ nên đóng vai trò giám sát để giúp trẻ hình thành thói quen đọc và viết. Khi cha mẹ thấy con mình viết những bài văn ngô nghê, đừng vội phê bình mà tìm cách cải thiện khả năng viết cho con mình.

Phì cười với 4 ước mơ này của học sinh, giáo viên, phụ huynh “bất lực”

Những ước mơ ngây thơ này nếu được giáo viên và phụ huynh hướng dẫn đúng cách, các em sẽ có thêm động lực để học hành.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo NHẬT DƯƠNG (Theo Sohu) ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN