Học sinh tiểu học làm 3 việc này sau giờ học, hiệu quả gấp đôi học thêm

Sự kiện: Dạy con

Nếu trẻ kiên trì làm theo, sẽ không mất nhiều thời gian cha mẹ thấy được sự tiến bộ của con mình.

1. Ôn tập trước khi làm bài tập

Một số trẻ sau khi học 1 ngày ở trên trường, đến lúc ngồi vào bàn học lại gần như quên hết những gì đã học. Điều này cản trở việc làm bài tập, trẻ cần phải đọc lại những gì mình học.

Trẻ như bị mắc kẹt bởi kiến thức mình từng học, dần dần hình thành thói quen xấu là mất tập trung và trì hoãn làm bài tập về nhà.

Vì vậy, cha mẹ cần dạy trẻ ôn tập trước khi làm bài tập, dù chỉ mất 5 phút cũng có thể nâng cao hiệu quả làm bài tập về nhà một cách hiệu quả.

Khi ôn tập, đừng để trẻ lật ngay sách để kiểm tra mà trước hết hãy nhớ lại những gì đã học.

Ví dụ, khi học tiếng Anh cần nhớ lại từ mới và mẫu câu, khi học toán cần nhớ lại công thức, các ví dụ.

Đối với những nội dung trẻ không nhớ rõ hoặc không thể nhớ lại, trẻ có thể xem qua sách để kiểm tra những thiếu sót của mình. Bằng cách ôn tập này, tốc độ làm bài tập về nhà của trẻ sẽ tăng lên đáng kể.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

2. Ước tính thời gian làm bài

Học tập có quy định thời gian cụ thể sẽ khiến trẻ tập trung rất cao. Khi trẻ mất tập trung, chần chừ, chỉ cần hẹn giờ chúng sẽ ngay lập tức chú tâm vào những gì mình cần học.

Cha mẹ có thể để trẻ ước tính thời gian hoàn thành gần đúng của mỗi bài tập, để trẻ hoàn thành bài tập đó trong một thời hạn nhất định.

Đồng thời, cha mẹ nên dạy trẻ khi làm bài tập về nhà nếu gặp một chủ đề không biết, hãy bỏ qua, sau khi làm những câu khác rồi mới quay lại suy nghĩ tiếp.

3. Sổ ghi lỗi đúng sai

99% những học sinh giỏi đều có một sổ ghi lỗi đúng sai trên bàn học của mình. Sổ ghi lỗi đúng sai là một công cụ học tập giúp cải thiện kết quả học tập nhanh chóng và hiệu quả, nhưng hơn 90% học sinh sử dụng sai cách, chỉ biết chép câu hỏi và đáp án.

Thực ra, để sử dụng sổ ghi lỗi đúng sai một cách hiệu quả, cần thực hiện 3 điều sau:

- Phân loại lỗi

Các lỗi trong tiểu học có thể chia thành 3 loại: Lỗi do không nắm vững kiến thức, lỗi tính toán, lỗi do cẩu thả.

Đối với các lỗi do không nắm vững kiến thức, cần ghi lại câu hỏi, đáp án đúng - sao trong sổ lỗi. Đối với lỗi tính toán và cẩu thả, không cần chép lại đề bài, chỉ cần ghi lại loại lỗi.

- Phân tích lỗi

Đây là bước cực kỳ quan trọng để sổ lỗi đúng sai phát huy hiệu quả. Đối với các lỗi kiến thức, cần phân tích xem đề bài tương ứng với kiến thức nào, phương pháp giải quyết vấn đề trong loại câu hỏi này là gì, cần sử dụng những phương pháp giải quyết nào.

- Sử dụng phương pháp "121" để ôn tập sổ lỗi

Không nên chỉ lấy sổ ghi lỗi ra ôn tập vào cuối kỳ. Phương pháp ôn tập sổ ghi lỗi "121" đề cập đến việc làm lại các câu hỏi trong sổ vào ngày thứ 1, ngày thứ 2 và cuối tuần đầu tiên sau khi ghi lỗi.

Nếu vẫn sai, cần quay lại sách giáo khoa, tìm kiếm kiến thức tương ứng, hiểu rõ kiến thức đó và không để lại bất kỳ lỗ hổng nào trong quá trình học.

Thực ra, việc nâng cao kết quả học tập của học sinh tiểu học không khó, điều quan trọng là sử dụng đúng phương pháp học tập, hình thành thói quen học tập tốt.

Ở độ tuổi vị thành niên, trẻ em rất nhạy cảm và cần có sự thấu hiểu từ cha mẹ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Touliao) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN