Học sinh tiểu học cần được rèn tốt 3 điều này sẽ ngày càng tiến bộ
Khi con cái học hành sa sút, cha mẹ nào cũng đều lo lắng. Để tránh tình trạng này, ngay từ những năm tháng đầu tiên ở trường tiểu học, cha mẹ cần chú trọng rèn luyện một số thói quen cho trẻ.
Có thể một số cha mẹ cho rằng, giai đoạn tiểu học trẻ không cần phải nhồi nhét con học quá nhiều, bởi đây là lúc nên rèn luyện thói quen học tập tốt cho con. Quan điểm này không sai, bởi nếu ngay từ đầu trẻ không có hứng thú với việc học, rất khó để chúng có thể đạt được thành tích cao sau này. Việc quan trọng nhất cha mẹ cần làm lúc này là nuôi dưỡng niềm đam mê với học tập cho con cái.
Cô Trương (Trung Quốc) có một cậu con trong đang học lớp 5 tiểu học, thành tích luôn đứng đầu lớp. Thế nhưng, ít ai biết được rằng, khi cậu bé học lớp 3, điểm số luôn ở mức trung bình. Dẫu vậy, cô Trương vẫn không quá lo lắng về điểm số và tương lai của con mình, thay vào đó cô luôn ủng hộ việc con chơi nhiều hơn.
Ảnh minh họa.
Cô cũng không cho con đi học thêm hay bất cứ lớp học phụ đạo nào, cũng không ngồi kèm con học mỗi ngày, nhưng cậu bé đã có một cú bứt phá về thành tích của mình, điều này khiến mọi người rất muốn biết lý do.
Theo cô Trương, kiến thức ở bậc tiểu học tương đối đơn giản và cơ bản. Cô cũng hiểu rằng, dù thành tích ở bậc tiểu học có giỏi giang tới đâu, lên bậc trung học vẫn có thể sa sút như thường.
Kinh nghiệm nuôi dạy con cái của cô Trương
Cô Trương cho biết, không phải mình không để ý tới việc học của con mà bản thân đã sớm có một kế hoạch dài hạn. Cô đã rèn cho con trai mình thói quen học tập và vui chơi phù hợp ngay từ khi con còn nhỏ. Cô luôn cho con đi ngủ sớm và dậy sớm, sau đó đưa con đi tập thể dục và trau dồi sở thích thể thao. Vì thế, con trai cô rất thích chơi bóng rổ và cầu lông. Cô cũng thường xuyên chơi với con mình khi có thời gian.
Sớm tập luyện thể thao nên con trai cô Trương có sức khỏe rất tốt, ít ốm vặt. Cô Trương nhấn mạnh rằng, một cơ thể khỏe mạnh thì trí óc mới hoạt động hiệu quả, từ đó có thể sống, học tập, làm việc trong trạng thái tốt nhất.
Sở thích thể thao có thể đồng hành với trẻ suốt đời nhưng việc đi học thì rất khó. Tập thể dục không chỉ giúp trẻ có một vóc dáng đẹp mà còn giúp trẻ kết bạn cùng chí hướng. Ngoài ra, cô Trương không hề xao nhãng việc học của con mà rất chú trọng vào 3 điều sau:
1. Dạy con xem trước kiến thức trong sách giáo khoa
Tập cho trẻ thói quen xem trước kiến thức sách giáo khoa trước khi học trên lớp sẽ nâng cao hiệu quả học tập. Trẻ sẽ hiểu bài nhanh hơn, nhớ lâu kiến thức, kết quả nhận được sẽ gấp đôi với một nửa nỗ lực bỏ ra.
2. Chuẩn bị một cuốn sổ ghi lại những sai lầm con mắc phải
Khi con trai cô Trương bắt đầu học tiểu học, cô đã chuẩn bị một cuốn sổ để con ghi lại những câu trả lời sai của mình, đồng thời giúp con phân tích nguyên nhân sai ở đâu, cách giải đúng như thế nào, sau đó viết ra bảng tổng kết để tránh mắc sai lầm cũ sau này.
Cuối cùng, cô sẽ cùng con lập ra kế hoạch ôn tập thường xuyên những lỗi sai này theo tuần và theo tháng, vừa củng cố kiến thức, vừa nâng cao hiệu quả ôn tập.
3. Giúp con phát triển thói quen đọc sách
Để rèn luyện thói quen đọc sách tốt cho con mình, cô Trương đã phải tạo cho bản thân thói quen đọc sách làm gương. Mỗi ngày, 2 vợ chồng cô kiên quyết đọc sách từ nửa tiếng đến 1 tiếng. Sau đó, cô tạo điều kiện cho con mình tham gia, cùng con đọc sách tranh, rồi từ từ chuyển sang kể chuyện mỗi ngày.
Sau khi học tiểu học, cô Trương mua những cuốn sách về lịch sử, thơ văn cổ điển phù hợp với học sinh tiểu học. Cô yêu cầu con trai phải dành một khoảng thời gian cố định mỗi ngày để đọc những cuốn sách kinh điển, sau đó rảnh rỗi mới đọc những cuốn sách con thích.
Cô Trương đã duy trì thói quen đọc sách trong vài năm và nhận thấy con mình có sự thay đổi lớn. Thói quen này giúp mở mang kiến thức, nâng cao khả năng đọc hiểu và tư duy logic… giúp ích rất nhiều cho các môn học khác.
Giúp trẻ hình thành thói quen đọc sách không chỉ có lợi cho học tập, nâng cao điểm số mà còn đóng vai trò rất quan trọng trong công việc và cuộc sống sau này, đây là một thói quen tốt có thể có lợi cho trẻ suốt đời.
Nguồn: [Link nguồn]
Dù kết quả thi đại học như thế nào, rớt hay đậu, các em học sinh cần rút ra những bài học sau đó.