Học sinh quay cuồng với các kỳ thi riêng

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Theo các nhà giáo, hiện nay học sinh đang “chạy” theo nhiều kỳ thi riêng, ôn thi các loại chứng chỉ rất vất vả, áp lực, tốn kém... Mặt khác, điều này cũng khiến học sinh vùng khó khăn thiệt thòi vì giảm cơ hội tuyển sinh vào các trường mong muốn.

Nguyễn Tùng Anh, học sinh lớp 12, Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) chia sẻ, từ năm lớp 11, Tùng Anh đã luyện thi IELTS để xét tuyển sớm. Lên lớp 12, em dành thời gian để học đều các môn, ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội trong tháng 3/2025 và thi tốt nghiệp THPT diễn ra vào tháng 6.

Ngoài học trên lớp, về nhà cậu học sinh này dành nhiều thời gian để ôn bài, luyện các dạng đề khác nhau nhằm phù hợp với các kỳ thi. Nhất là kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay dự đoán đề sẽ khó hơn.

“Nhìn vào đề minh hoạ môn toán, có thể thấy để giành được điểm 9 trở lên năm nay rất khó. Tiếng Anh cũng tương tự vì có nhiều dạng câu hỏi khó, cách hỏi khác nhau. Đề Ngữ văn không còn kiểu cứ học thuộc kiến thức trong sách giáo khoa là ăn chắc điểm mà học sinh phải mở rộng bằng cách đọc thêm sách báo, cập nhật các vấn đề thời sự, vấn đề nóng của giới trẻ, xã hội để tập làm đề nên khá vất vả”, Tùng Anh nói.

“Tỉ lệ % chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường ĐH lấy kết quả từ các kỳ thi riêng (khác với kỳ thi tốt nghiệp THPT hằng năm) rất lớn, làm giảm cơ hội cho các học sinh chỉ dự thi tốt nghiệp THPT”, bà Lê Thị Hương

Cô Trần Thu Huế, giáo viên dạy Toán, một trường THPT tại Hà Nội có con năm nay học lớp 12 cho biết nhằm rộng đường xét tuyển vào ĐH, con trai cùng lúc thi lấy chứng chỉ cả SAT và IELTS, chưa kể học thêm các môn để dự thi Đánh giá năng lực của ĐHQG nên lịch học dày đặc và tốn kém hàng chục triệu đồng.

Học sinh lớp 12 năm nay đang tích cực chuẩn bị cho các kỳ thi mang tính chất bước ngoặt ảnh: Hà Linh

Học sinh lớp 12 năm nay đang tích cực chuẩn bị cho các kỳ thi mang tính chất bước ngoặt ảnh: Hà Linh

Thầy Đinh Đức Hiền, Phó Hiệu trưởng Trường THCS - THPT FPT Bắc Giang cũng nói rằng, cùng lúc theo đuổi nhiều kỳ thi khiến học sinh chạy sô học thêm, vắt kiệt sức mình để đạt mục tiêu. Có em rải hồ sơ nhiều cửa để nhằm tăng cơ hội trúng tuyển. Lịch học đến 22 giờ đêm là có thật vì sau giờ học ở trường, nhiều em còn đi học thêm 2 ca tối liên tiếp. Học sinh phải học dày đặc như thế là bởi mỗi kỳ thi tuyển sinh riêng có cách thức ra đề, đánh giá khác nhau.

Thiệt thòi cho học sinh vùng khó

Ở góc độ quản lý ngành giáo dục địa phương, bà Lê Thị Hương, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị cho rằng, sự phát triển của các kỳ thi tuyển sinh riêng và các phương thức xét tuyển đa dạng mang lại nhiều cơ hội cho học sinh, đặc biệt là những em ở vùng thuận lợi, phù hợp với nhiều đối tượng theo quy định của Luật Giáo dục Đại học.

Tuy nhiên, điều đó cũng khiến học sinh ở vùng khó khăn có thể gặp phải nhiều thách thức. Thứ nhất, đó là khó khăn về tài chính khi các em và gia đình có thể không đủ khả năng chi trả các khoản phí thi và ôn luyện thi. Việc này có thể khiến các em bỏ lỡ cơ hội tham gia các kỳ thi riêng.

Thứ hai là học sinh vùng khó thiếu tài nguyên học tập. Nhiều trường hợp, học sinh không tiếp cận được tài liệu ôn thi chất lượng, hoặc không có cơ hội tham gia các lớp học bổ trợ, làm giảm khả năng chuẩn bị cho các kỳ thi.

“Ngoài ra, nhiều học sinh ở vùng sâu, vùng xa, việc di chuyển đến nơi tổ chức thi có thể gặp khó khăn. Không phải tất cả các em đều có thể dễ dàng đến các thành phố lớn để tham gia thi cũng như có thể bị áp lực tâm lý lớn hơn so với bạn bè ở thành phố”, bà Hương nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Dù Bộ GD&ĐT đưa ra một số điều chỉnh để siết chỉ tiêu các phương thức xét tuyển sớm nhưng sức nóng của các kì thi do các đại học (ĐH) lớn tổ chức...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Linh ([Tên nguồn])
Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN