Học sinh lớp 9 làm quen với cách kiểm tra, đánh giá mới

Sự kiện: Tuyển sinh lớp 10
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Năm học này, học sinh lớp 9 sẽ thi tuyển vào lớp 10 THPT theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới, trong đó có nhiều câu hỏi tăng tính ứng dụng thực tế. Các nhà trường đang thiết kế, dựng đề kiểm tra theo định dạng mới.

Tháng 8, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố đề minh họa kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm 2025. Đề minh họa có 7 môn gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (Vật lí, Sinh học, Hóa học), Lịch sử - Địa lý. Giáo viên các môn học đánh giá, cấu trúc, định dạng câu hỏi đề minh họa các môn với nhiều dạng câu hỏi mới, tăng tính thực tiễn đòi hỏi việc dạy học, kiểm tra đánh giá cũng phải đổi mới để đáp ứng yêu cầu thi cử.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng mới chỉ dừng lại ở việc công bố định dạng, cấu trúc đề thi các môn, chưa cho biết phương án sẽ thi bao nhiêu môn và các môn tích hợp sẽ thi đơn lẻ hay tích hợp kiến thức các môn. Điều này khiến không ít học sinh băn khoăn, lo lắng bởi các em thi vào lớp 10 THPT chuyên cần có kế hoạch ôn tập từ sớm.

Em Nguyễn Tú Anh, học sinh lớp 9, Trường THCS Giảng Võ, quận Ba Đình (Hà Nội), chia sẻ, điều em lo lắng là kỳ thi lớp 10 năm nay có quá nhiều thay đổi, nhất là thi trường chuyên. Thực tế học ở THCS, các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học được tích hợp thành môn Khoa học tự nhiên nhưng lên lớp 10 lại có các lớp chuyên đơn lẻ, vậy môn thi sẽ như thế nào.

Đến nay, chưa có phương án thi nên dù xác định thi vào lớp chuyên Lý của Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam nhưng Tú Anh quyết định học thêm tất cả các môn tích hợp để không bị động.

Năm học 2024-2025 học sinh lớp 9 thi tuyển lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Năm học 2024-2025 học sinh lớp 9 thi tuyển lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Cô Hoàng Tú Uyên, giáo viên bộ môn Tiếng Anh, Trường THCS - THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội, cho biết, các câu hỏi mới yêu cầu thí sinh vận dụng kiến thức thực tế ở mức độ cao hơn. Có những dạng bài mới kiểm tra năng lực, tư duy logic học sinh trong sắp xếp và triển khai ý.

Không nên quá lo lắng

Cô Nguyễn Thị Thu Thủy, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình (Hà Nội), nói: “Đối với học sinh cuối cấp, nhà trường quan tâm sát sao ngay từ đầu năm học và động viên các em không quá lo lắng. Ngay từ đầu năm, nhà trường yêu cầu giáo viên bám sát chương trình đồng thời cho các em tập làm quen với các dạng đề kiểm tra, đánh giá theo đề minh họa của Sở GD&ĐT”.

Sở GD&ĐT Hà Nội, khuyến khích các Phòng GD&ĐT, nhà trường xây dựng đề minh họa dùng chung để chia sẻ cho nhau trong quá trình ôn tập, kiểm tra, đánh giá. Đề kiểm tra có thể xây dựng theo lộ trình năm học và chia nhỏ theo giai đoạn, từng học kỳ, trong đó bám sát các nội dung cơ bản của từng môn học cho các em làm quen.

Ông Phạm Quốc Toản, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, cho biết, năm học 2024 - 2025, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được thực hiện đối với toàn cấp học, trong đó sẽ là năm đầu tiên học sinh lớp 9 học và thi theo Chương trình mới. Sở GD&ĐT Hà Nội đã yêu cầu các nhà trường triển khai hiệu quả chương trình, sách giáo khoa mới.

Nguồn: [Link nguồn]

“Đối với môn Ngữ văn, tránh sử dụng những văn bản, đoạn trích đã được học trong sách giáo khoa để làm ngữ liệu kiểm tra đánh giá trong các đề kiểm tra định kì nhằm khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn”, đó là yêu cầu của Bộ GD&ĐT tại hướng dẫn nhiệm vụ THCS – THTP năm học tới.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Linh ([Tên nguồn])
Tuyển sinh lớp 10 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN