Học sinh dùng “phao” vẫn nhận sự tán dương từ cộng đồng mạng lẫn thầy giáo, lý do là gì?

Sự kiện: Giáo dục

Dùng “phao” nhưng lại được tuyên dương, nghe tưởng thì vô lý nhưng sự thật lại rất thuyết phục. Đa phần đều khen ngợi cách làm của bạn học sinh này là đầy tính sáng tạo và vô cùng thông minh.

Mới đây, một video của TikToker @thelatinoteacher - một thầy giáo dạy môn Toán - đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Cụ thể, TikToker này kể rằng trong một lần anh cho phép học sinh sử dụng "phao" ở bài thi cuối học kì, nhưng với điều kiện chỉ được viết trên một mặt của tờ giấy note nhỏ.

Trong số những học sinh lớp này, có một bạn đã “out trình” thầy giáo bằng sáng tạo ra chiếc “phao” một cách mới lạ khác với thông thường. Bạn này chỉ cách cắt ngang tờ giấy note rồi dán lại thành dải băng vô cực Mobius. Nhờ vậy, diện tích của tờ “phao” tăng gấp đôi mà không hề phá luật chỉ dùng một mặt giấy. Sau khi đăng tải, video nhận được rất nhiều lượt yêu thích từ cộng đồng mạng. Đa phần đều tỏ ra thích thú và thán phục trước sự sáng tạo của bạn học sinh này.

Dải Mobius được đặt theo tên một nhà toán học và thiên văn học người Đức August Ferdinand Mobius, một trong 2 người đã phát hiện ra nó năm 1858.

Dải Mobius chỉ có một mặt và một cạnh (tờ giấy bình thường sẽ có 2 mặt và 4 cạnh của một hình chữ nhật).

Dải Mobius chỉ có một mặt và một cạnh (tờ giấy bình thường sẽ có 2 mặt và 4 cạnh của một hình chữ nhật).

Theo đó, ta có thể tạo một dải băng Mobius đơn giản bằng cách lấy một băng giấy dài chữ nhật, lật ngược một đầu băng giấy và nối vào đầu kia - trong toán học gọi mặt Mobius một mặt nghiêng và một biên. Tùy vào chiều xoay mà ta có 2 loại mặt Mobius: Mặt Mobius thuận chiều và ngược chiều kim đồng hồ.

Nếu cắt một dải Mobius dọc theo đường chính giữa sẽ cho ta một dải dài với đầy đủ 2 xoắn, chứ không phải là hai dải riêng biệt như ta nghĩ, kết quả là dải vừa tạo ra không còn là một dải Mobius. (Nguồn: @thelatinoteacher)

Nếu cắt một dải Mobius dọc theo đường chính giữa sẽ cho ta một dải dài với đầy đủ 2 xoắn, chứ không phải là hai dải riêng biệt như ta nghĩ, kết quả là dải vừa tạo ra không còn là một dải Mobius. (Nguồn: @thelatinoteacher)

Điều này xảy ra bởi vì dải gốc chỉ có một cạnh nhưng cạnh này lại có chiều dài gấp đôi chiều dài của nó. (Nguồn: @thelatinoteacher)

Điều này xảy ra bởi vì dải gốc chỉ có một cạnh nhưng cạnh này lại có chiều dài gấp đôi chiều dài của nó. (Nguồn: @thelatinoteacher)

Vết cắt tạo ra thêm một cạnh riêng biệt, mà một nửa của nó ở mỗi bên cây kéo, ta có được một dải mới dài hơn. (Nguồn: @thelatinoteacher)

Vết cắt tạo ra thêm một cạnh riêng biệt, mà một nửa của nó ở mỗi bên cây kéo, ta có được một dải mới dài hơn. (Nguồn: @thelatinoteacher)

Nếu cắt dải này dọc theo đường chính giữa của nó giống y như vậy lần nữa sẽ tạo ra hai dải quấn quanh nhau, đều có đầy đủ hai xoắn. (Nguồn: @thelatinoteacher)

Nếu cắt dải này dọc theo đường chính giữa của nó giống y như vậy lần nữa sẽ tạo ra hai dải quấn quanh nhau, đều có đầy đủ hai xoắn. (Nguồn: @thelatinoteacher)

Lúc đầu chỉ như một trò chơi vì xuất xứ từ một dải băng giấy (do Mobius công bố) được dán dính hai đầu sau khi lật ngược một đầu từ 1 đến 2 lần, về sau trở thành công thức toán và được áp dụng rất nhiều lĩnh vực trong đời sống, và lần này nó được làm “phao” thi.

Bài toán ”17 con ngựa chia đều cho 3 anh em”, lời giải của bạn nhỏ khiến netizen thán phục

Xem xong cách giải bài toán của bạn nhỏ, dân mạng không thể nhịn cười vì đây là cách giải vừa hợp lý, vừa thông minh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoài My ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN