Học sinh chia sẻ cách học để môn Lịch sử 'không chán như em tưởng'

Sự kiện: Giáo dục
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Thông qua những hoạt động tham quan, trải nghiệm thực tế, được thuyết trình, học sinh sẽ ghi nhớ kiến thức nhanh và lâu hơn về lịch sử, để thấy môn Sử “không hề chán như em tưởng.

Học sinh hào hứng với các buổi tọa đàm chuyên đề. Ảnh: NVCC

Học sinh hào hứng với các buổi tọa đàm chuyên đề. Ảnh: NVCC

Phạm Quốc Phương Trí - 10 Tin 2 - Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐH Quốc gia TP.HCM: Đam mê Sử bởi những câu chuyện hấp dẫn, đầy bất ngờ

Học Sử không hề chán như em từng nghĩ! Em không tiếp cận Sử bằng cách đọc và học thuộc lòng, vì em nhận ra rằng cách nhìn của nhiều người Việt về môn học này thường khá hạn chế quanh con chữ. Thay vào đó, em đam mê Sử bởi những câu chuyện hấp dẫn, đầy bất ngờ, và bởi cơ hội trải nghiệm thực tế qua những chuyến du lịch toàn cầu.

Nhờ học Sử, em đã có cơ hội đến Khu vực phi quân sự giữa Hàn Quốc và Triều Tiên; đến Tokyo, Osaka, và Nagoya để hiểu hơn về tài năng cũng như sự phát triển vượt bậc của Nhật Bản trong các thế kỷ XIX-XXI; và đến Điện Biên, đứng trên đồi A1 để tận mắt chứng kiến sự hy sinh lớn lao của những người con đất Việt vì Tổ quốc.

Sử cho em trải nghiệm khác biệt với người khác, rờ tay trên bức tường đá của hang động hay tường thành - cảm giác sướng và thỏa mãn đến với em - trong khoảnh khắc đó, đầu óc em hồi tưởng lại những điều mình đã nghe, đã xem, và em cảm nhận sâu sắc rằng mình đang trở thành một phần của câu chuyện ấy.

Đối với em, Sử không chỉ là những câu chuyện ghi trong sách vở hay lời kể từ những thế hệ đi trước, mà còn là những trải nghiệm thực tế mà em tự mình khám phá và cảm nhận. Em đã có cơ hội làm tập san về Văn học cùng các bạn, xem các video hoạt họa nổi tiếng về lịch sử trên YouTube - vừa ngầu vừa gây cấn.

Chính các thầy cô đã cho em thấy tiềm năng của Sử trong việc thỏa mãn cảm xúc và cung cấp những thông tin mà em cần. Kiến thức đến với em một cách tự nhiên, chọn lọc, khơi dậy sự tò mò về những điều em yêu thích, từ đó thúc đẩy em đi sâu vào khám phá và nghiên cứu chi tiết hơn. Khi em xem một đoạn video hoạt họa về một trận chiến lịch sử, em cảm nhận được sự sống động và ý nghĩa của những điều mình đang học, thấy được sự liên kết giữa quá khứ và văn hóa đương đại. Các thầy cô đã chỉ cho em khi được tham gia vào quá trình sáng tạo, em cảm thấy mình thực sự gắn kết với những gì mình học, biến kiến thức trở thành một phần của trải nghiệm cá nhân, chứ không chỉ đơn thuần là kiến thức sách vở.

Cô trò trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa trong buổi báo cáo Dự án Biệt động thành. Ảnh: NVCC

Cô trò trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa trong buổi báo cáo Dự án Biệt động thành. Ảnh: NVCC

Nguyễn Hoàng Gia Khang 8A6 - THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa: Hãy để học sinh thuyết trình

Với quan điểm chung rằng, lịch sử là một môn học nhàm chán và là môn học thuộc. Nhưng trong quá trình tiếp xúc với môi trường Trần Chuyên thì đã thay đổi góc nhìn của em khá nhiều. Đối với em, lịch sử giờ đây không còn là một môn học nhàm chán và dễ dàng như ngồi nghe giảng nữa mà đã tạo cho em một cảm giác cạnh tranh khá cao trong quá trình học lịch sử.

Trong quá trình học với cô giáo đã cho em thuyết trình rất nhiều mặc dù mặc thuyết trình em không quá nổi và mỗi lần thuyết trình là mỗi lần sợ… , em sợ không phải đứng trước cả lớp mà là những câu hỏi phản biện đã đánh em gần như gục ngã… Nhưng mà nhờ vậy em mới phát hiện được điểm yếu chí mạng về bản thân em cốt truyện về lịch sử và phát hiện được những điều thú vị mà nếu như không được khai mở qua các buổi thuyết trình này thì em không thể biết được.

Ngoài ra, vào những ngày cuối năm, em còn được nghe cô kể về những trận chiến và cách đánh trận của họ coi như là giải tỏa và nghe kể chuyện một cách say sưa. Tóm lại, cách dạy của cô giáo em đã giúp con có nhiều trải nghiệm hơn và vượt qua khó khăn nhiều hơn, giúp phát triển tư duy một cách không ngờ tới nhằm đạt được mục tiêu lớn hơn sau này. Vậy nên, Lịch sử không là một môn nhàm chán mà rất khác so với những môn khác nếu biết cách khai thác và phát triển.

Lê Thị Tường Vy- 12 TH3 Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa: Hãy thay đổi cách kiểm tra

Như theo cách học của em từng trải qua của lớp 9 và 10 là thụ động tiếp thu kiến thức bằng cách đọc sách, trả lời câu hỏi và sau đó là đi thẳng vào kiểm tra thì việc dạy bằng cách chủ động tiếp thu kiến thức như là nhìn bản đồ, nêu sự kiện hoặc nêu lên chiến lược, tìm hiểu về nguyên nhân, kết quả của những tác động đó đã giúp tụi em tự liên kết và hình thành cầu nối giữa các nội dung kiến thức với nhau. Từ đó, hình thành được sự rõ ràng giữa các kiến thức.

Bởi vì, sử là một môn học rộng, nếu chỉ có đọc trả lời và kiểm tra thì như cách học vẹt thông thường, học xong tụi em rồi cũng quên thì học như vậy, tụi em có thể hiểu được rõ ràng, nắm được liên kết của các sự kiện và từ đó có hứng thú hơn với môn sử vì bản thân mình hiểu mình đang đọc gì, nhận thức được những kiến thức này liên quan thế nào đến nội dung trong quá khứ và hiện tại chứ không phải chỉ gói gọn trong từ "học" mà còn là "hành".

Cách thức mà giáo viên có thể giúp học sinh có niềm cảm hứng và thích thú hơn với môn học là: thay đổi cách kiểm tra ạ (em cũng biết bài kiểm tra là một thứ bắt buộc và không thể thay đổi) nhưng em nghĩ thay vì kiểm tra bằng giấy, mình có thể cho thuyết trình là một cách để học sinh vừa học thuộc được kiến thức chủ động hơn và tự đào sâu để khai thác một sự kiện lịch sử tốt hơn ạ, vì kiểm tra theo cách thức thông thường thì học sinh sẽ "miễn cưỡng học".

Ngoài ra, em cũng nghĩ là sau mỗi tiết học thì mình có thể tóm tắt nội dung theo dạng sơ đồ, nó sẽ không gây hứng thú hơn cho học sinh nhưng vì sơ đồ thì nó dễ nhìn, dễ ghi nhớ được từ khóa và học sinh có thể liên kết được nội dung dễ hơn qua sơ đồ nên em nghĩ là các bạn sẽ dễ hiểu, dễ học và sẽ cảm thấy không quá áp lực trong việc phải xử lý với rất nhiều số liệu như ngày tháng năm hay tên của một nhân vật,.... thì việc này sẽ tạo cho các bạn một môi trường học logic và có tính tương tác hơn với kiến thức nền được dạy từ sách giáo khoa.

Nguồn: [Link nguồn]

Những câu đố này không hề dễ “xơi” chút nào, bạn có muốn thử không?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đỗ Hợp ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN