Học phí ĐH công lập có thể lên tới 5 triệu đồng/tháng

Sự kiện: Giáo dục

Dự kiến học phí ngành cao nhất của các trường công lập có thể lên đến 5,05 triệu đồng/ tháng/ sinh viên vào năm học 2020-2021.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định cơ chế tự chủ áp dụng cho các cơ sở giáo dục đại học (ĐH) công lập.

Theo đó, dự kiến sẽ có các mức học phí khác nhau tùy từng loại hình tự chủ tài chính. Trong đó, các trường tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư có quyền quyết định mức thu học phí theo nguyên tắc bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý.

Học phí ĐH công lập có thể lên tới 5 triệu đồng/tháng - 1

Học phí của các trường khối y dược sẽ tăng cao nhất, lên đến 5 triệu đồng/tháng sau 3 năm nữa

Dự kiến, học phí sinh viên phải đóng sẽ tương đương mức học phí các trường đã được Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động. Cụ thể, năm học 2020 - 2021, học phí mỗi tháng sẽ từ 2,05 - 5,05 triệu đồng/sinh viên (tùy nhóm ngành đào tạo). Tính theo năm học (10 tháng), sẽ tương đương 20,5 - 50,5 triệu đồng/sinh viên.

Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng theo các khối ngành, chuyên ngành đào tạo ở năm 2020-2021 mỗi tháng từ 980.000 đồng - 1,430 triệu đồng/ sinh viên tùy từng nhóm ngành đào tạo.

Học phí ĐH công lập có thể lên tới 5 triệu đồng/tháng - 2

Mức học phí dự kiến của các trường tự chủ tài chính

Các Đại học quốc gia, Trường ĐH Việt Đức, Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội và các trường đại học thành lập theo mô hình trường đại học xuất sắc hoạt động theo cơ chế tài chính đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Nghị định này cũng không áp dụng đối với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, hệ thống các trường chính trị thuộc tỉnh ủy, huyện ủy các địa phương.

Nghịch lý học phí đại học thấp hơn phổ thông

Đầu tư cho giáo dục phổ thông không lớn như đầu tư cho giáo dục đại học (ĐH). Nhưng nghịch lý ở chỗ học phí 4 - 5...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Yến Anh (Người Lao Động)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN