Học người Nhật cách dạy con thông minh vượt trội từ 2 tuổi

Sự kiện: Dạy con

Phụ huynh người Nhật thường dạy con tự lập, có quy tắc, ngoài ra họ cũng có nhiều bí quyết giúp trẻ thêm thông minh rất đáng để học hỏi.

Suy nghĩ "trẻ 2 tuổi chưa thể nhớ được nhiều đâu, cứ đợi đến 6 tuổi rồi hãy học" là hoàn toàn sai lầm và sẽ làm mất đi khả năng tự nhiên của trẻ. Đó là quan điểm người Nhật dạy con từ sớm.

Để trẻ vận động và đi bộ thật nhiều

Năng lượng bên trong của trẻ sẽ phát huy hoàn hảo khi các giác quan, kỹ năng vận động và ngôn ngữ được kích hoạt ngay sau sinh. Từ một tuổi rưỡi trẻ cần đi bộ với quãng đường dài nhất có thể. Bế ẵm, ôm ấp hay để con ngồi xe đẩy, ô tô cả ngày sẽ làm mất khả năng di chuyển.

Ở tuổi lên 2, trẻ luôn muốn vận động, chân tay và cơ thể chúng không chịu ngồi yên. Nếu bị kiềm chế sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của con. Khi được thúc đẩy đúng cách, trẻ có thể phát triển những khả năng thể chất đáng kinh ngạc. Vì thế, từ khoảng 2 tuổi, người Nhật dạy con đi bộ như một bài tập hàng ngày. Đây cũng là một cách giúp trẻ phát triển trí não.

Tuy nhiên đi bộ trên đường bằng phẳng không phải là một ý kiến hay. Bạn nên để con đi trên những con đường gồ ghề một chút hoặc tập lên xuống cầu thang… Bạn có thể đứng ở xa ném bóng và để con tự bắt. Đầu tiên, bé sẽ chạy theo quả bóng, sau đó chúng sẽ học được cách quan sát mục tiêu và tìm ra con đường ngắn nhất đến đó.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Không nói về những đứa con của mình

Trong khi các bà mẹ thường cởi mở chia sẻ, phụ nữ Nhật thường có xu hướng giữ sự riêng tư cá nhân, chỉ chia sẻ cho những người thân cận nhất. Tất cả những gì họ quan tâm là con của mình đang chơi trong đội bóng đá nào, tham gia câu lạc bộ nào, có hòa đồng không. Họ không bao giờ khoe khoang con của mình. Nhưng điều này không có nghĩa là áp lực việc học, tài năng của con cái là không có. Việc nuôi dạy con cái ở Nhật rất cạnh tranh để vào các trường top đầu.

Chú trọng chuyện cổ tích

Cũng như các bậc cha mẹ khác, các bà mẹ Nhật thường dạy con qua việc kể cho bé nghe những câu chuyện cổ tích. Các bậc phụ huynh tin rằng chính thế giới thần thoại cùng những điều lạ kỳ và không tưởng ấy là chất liệu và niềm cảm hứng cho sự sáng tạo vô biên của đứa trẻ sau này. Hãy thử nhìn vào cuộc sống thường ngày và ta sẽ thấy: trong truyện có thảm thần và ngoài đời chúng ta có máy bay, trong truyện chỉ cần phẩy tay là cửa mở và ngoài đời chúng ta có hệ thống cửa cảm biến,...

Dạy trẻ tập trung

Sự mất tập trung khiến trẻ khó tiếp thu những cái mới, trí nhớ kém và con khó có khả năng sáng tạo. Vì vậy cha mẹ Nhật rèn tính tập trung cho trẻ từ rất sớm. Những bài học đầu tiên về sự tập trung chính là dựa trên màu sắc. Ở những bài học vỡ lòng, màu sắc trẻ nhìn chính là ca rô đen trắng. Khi trẻ lớn hơn, con sẽ được học phân biệt màu.

Nhìn màu sắc không chỉ để tập bài tập tập trung. Nhìn màu sắc cũng chính là kích thích thị giác. Qua đó, các tế bào não cũng sẽ được kích thích hoạt động nhiều hơn, phát triển hơn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Giai đoạn nhạy cảm nhất để phát triển ngôn ngữ

Trẻ 2 tuổi có nhu cầu vận động cũng như giao tiếp. Đặc biệt ở giai đoạn bập bẹ học nói lúc bắt đầu 2 tuổi, nhưng đến hai tuổi rưỡi có vẻ như nó biến mất. Vì thế thời điểm từ 2 đến 2,5 tuổi là giai đoạn quan trọng nhất. Cha mẹ cần hiểu rằng, đây là mốc quan trọng nhất để phát triển ngôn ngữ trong cuộc đời trẻ.

Người Nhật dạy con bằng cách nói chuyện với con giọng chuẩn như giao tiếp với người lớn. Ở thời kỳ này, các trò chơi ngôn ngữ nên được khuyến khích. Có rất nhiều cách để chơi. Ví dụ: hỏi chúng "Na có biết trong phòng tắm có đồ gì màu đỏ không?", hay hỏi con tên của những đồ vật có màu đỏ trong nhà mà chúng biết.

Khi trẻ được 2 tuổi, bạn nên mua cho con các loại sách có hình ảnh. Không chỉ xem tranh, bạn nên đọc to phần nội dung để bé nghe. Nếu chúng hào hứng có thể đọc nhiều sách cho con nghe mỗi ngày.

Bạn nên dạy con về mối quan hệ nguyên nhân kết quả. Viện nghiên cứu ngôn ngữ cho biết trẻ 2 tuổi rất thích những từ mang nội dung nguyên nhân và kết quả. Rất đơn giản thôi, ví dụ, tay con sẽ bị bỏng khi sờ vào bếp lửa khi đó hãy nói với chúng "Đừng sờ vào bếp nhé, vì con sẽ bị bỏng đó".

Nhiều bà mẹ thường nói với con "Bếp lửa thật xấu tính, làm Na bị bỏng", hoặc khi con bị kẹt tay vào cánh cửa, các mẹ lại dỗ dành "Cánh cửa hư quá, để mẹ phạt bạn ấy". Làm như vậy khiến trẻ không nhận biết được mối quan hệ nhân - quả, do đó chúng sẽ không hiểu bản chất sự việc.

Như đã đề cập, trẻ 2 tuổi có khả năng học hỏi ngôn ngữ tốt nhất. Đọc sách ảnh là một gợi ý không tồi, tuy nhiên đọc thơ con còn tốt hơn. Thơ chính là công cụ tuyệt vời nhất để dạy con về tình yêu ngôn ngữ và vai trò của chúng. Ở tuổi này, bạn không cần phải sắp xếp câu đúng trật tự hoặc giải thích ý nghĩa của nó, chỉ cần đọc đi đọc lại nhiều lần để trẻ nhớ.

Tạo ra hoàn cảnh gian khổ để học cách chia sẻ

Có câu chuyện về người phụ nữ tên Hideko thường chỉ mua cho hai đứa nhỏ một cây kem. Đối với một cây kem này, việc ai cầm, ai ăn trước, ai cắn được miếng lớn hơn là điều khiến hai đứa trẻ thường xuyên tranh cãi. Hideko thường không lên tiếng, chỉ im lặng nhìn xem bọn trẻ xử lý, chỉ khi một trong hai đứa trẻ có biểu hiện quá khích mới can thiệp.

Lúc ăn cơm tại nhà hàng, cô cũng chỉ gọi một phần thức ăn, đồ chơi cũng chỉ có một. Có thể nhiều người nhìn không quen, cảm thấy Hideko rất keo kiệt, cần gì phải để bọn nhỏ tranh giành như vậy, cùng để bọn nhỏ vui vẻ không tốt hơn sao!

Hideko đương nhiên mua được hai phần, thậm chí là hai phần thức ăn giống hệt nhau. Thế giới này chỉ có vật chất là càng ngày càng đầy đủ, nhưng vấn đề là, tất cả mọi thứ trên thế giới này đều chuẩn bị sẵn hai phần cho chúng ta sao?

Khi mọi người khao khát một thứ gì đó mà chỉ có một cái, họ sẽ xử lý ra sao? Nằm ăn vạ trên mặt đất, lăn qua lăn lại là có thể giải quyết vấn đề? Dù trong xã hội hay tại nhà trẻ, trường học, bọn nhỏ đều được tôn trọng, được cho phần ngang hàng, cơ hội chia sẻ càng ngày càng ít, cho nên, Hideko phải tận lực sáng tạo ra, tạo ra hoàn cảnh gian khổ để trẻ nhỏ học cách chia sẻ, nhường nhịn và tìm ra phương pháp tự mình giải quyết vấn đề.

Khen hành vi cụ thể của con

Nếu chỉ khen "Con tôi giỏi quá" thì sẽ biến trẻ thành tự phụ. Không chỉ là khen trẻ mà cha mẹ Nhật thường khen hành vi mà trẻ đã làm như "Con mẹ tự xúc cơm thật cừ" hay "Ai mà tự thay quần áo giỏi thế nhỉ!". Khi trẻ được khen về một hành động cụ thể nào đó, chúng sẽ cố gắng làm tốt việc đó ở những lần kế tiếp để lại được cha mẹ hài lòng và khen ngợi. Cha mẹ Nhật không ngại khen con nhưng họ khen rất cụ thể.

Không cho trẻ xem TV trước 3 tuổi

Cha mẹ người Nhật rất nghiêm khắc trong việc cho trẻ xem TV, hay các thiết bị di động. Theo các chuyên gia giáo dục Nhật Bản, chúng ta không nên hoặc ít nhất là thật hạn chế cho trẻ xem TVi khi con còn nhỏ. Hình ảnh, âm thanh từ TV tác động đến não bộ của trẻ không ít. Đương nhiên, sự tác động này tích cực thì ít nhưng tiêu cực thì nhiều.

Vì thế, trước 3 tuổi, khi con còn đang học nói, phát triển ngôn ngữ, não đanh hình thành các nếp nhăn thì cực kỳ hạn chế thậm chí là không cho trẻ xem TV cũng là cách để giúp trẻ phát triển trí tuệ giai đoạn này tốt nhất.

Diễn tả hộ suy nghĩ của trẻ

Mọi người thường nói "trẻ 2 tuổi thật khó hiểu". Hiện tượng này xuất hiện và kéo dài từ 4-6 tháng được gọi là thời kỳ chống đối đầu tiên của trẻ.

2 tuổi, bắt đầu giai đoạn tự lập, trẻ muốn tách khỏi bố mẹ và tự xoay sở mọi việc. Vì thế khi người lớn nói "không", chúng phản kháng ngay lập tức. Khi muốn làm gì mà không được phép, chúng trở nên giận dữ. Đôi khi bé dậm chân, nhảy lên, cuộn tròn người trên sàn nhà như một cách biểu tình. Đó là dấu hiệu của sự không hài lòng.

Khi trẻ khóc, hãy đặt mình vào vị trí của con, và dạy chúng cách thể hiện ý kiến. Nếu bạn chỉ la mắng "tại sao con khóc", sẽ rất khó cho cả hai để vượt qua giai đoạn này. Nếu chúng có thể diễn đạt suy nghĩ và cảm nhận của mình bằng lời, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Cho phép tranh giành, để con tự tìm năng lực

Ngoại trừ tranh giành đồ ăn, tranh giành đồ chơi, trẻ nhỏ còn tranh chấp đủ loại đồ vật, thậm chí kể cả ngủ với mẹ. Ngày nay ai ngủ bên phải mẹ, ai ngủ bên trái, trái hay phải không phải đều giống nhau hay sao? Thế mà chúng cũng tranh giành. Có khi thỏa thuận không thành liền động thủ, có khi đánh nhau đến nỗi hai đứa đều khóc lớn mà cũng không dừng tay. Mẹ Nhật thường không ngăn cản, cũng không giảng giải chị nhất định phải nhường em.

Trong nhà có thể thông qua sự can thiệp của cha mẹ để tạo ra hoàn cảnh công bằng, nhưng ở trường học và xã hội không có công bằng tuyệt đối. Từ lúc nhỏ đã để cho trẻ tự tìm tòi ra năng lực của mình, nhận ra mình thật nhỏ bé trong xã hội, phải tuân theo quy tắc của xã hội, thậm chí phải thừa nhận một số quy tắc ngầm. Nếu không phục, chúng sẽ phải tự mình cố gắng vượt lên khỏi vị trí hiện tại.

Kiên nhẫn lặp đi lặp lại

Khác với nhiều người có thể bực mình khi trẻ thơ thường hỏi đi hỏi lại một điều ngô nghê, cha mẹ Nhật không ngại giải thích nhiều lần cho con họ ở một vấn đề. Theo họ, để đứa trẻ có thể thành thạo một việc thì phải cần ít nhất là 3 tháng. Chẳng hạn, khi trẻ đã nhớ được chữ "a i u e o" thì phải mất ít nhất 3 tháng trẻ mới có thể đọc được chúng thành thạo.

Cổ vũ con mạo hiểm và thử nghiệm

Thông thường, những đứa trẻ thích mạo hiểm thì chỉ số thông minh đều tương đối cao, dù cho bị cấm cũng sẽ giấu cha mẹ làm những việc chúng muốn làm, thử nghiệm và khiêu chiến có thể mang đến sự phát triển càng lớn hơn.

Quá nghiêm khắc chỉ trích sẽ bóp chết thiên tính và tiềm năng của trẻ. Tuy biết là có nguy hiểm nhất định, nhưng trẻ nhỏ muốn làm gì, chỉ cần trong phạm vi hợp lý, nên cổ vũ chúng thử nghiệm. Tuy có thể sẽ có một chút mạo hiểm, nhưng cha mẹ cũng phải học cách chịu đựng áp lực, bình tâm đối mặt với sự mạo hiểm từ trẻ.

Bọn nhỏ bị thương không đáng sợ, sợ chính là chúng không học được làm sao đối mặt với tổn thương, khó khăn và thử thách.

Hideko biết rõ cái gì là hạnh phúc, nhưng quyết không đem tất cả hạnh phúc đưa cho bọn nhỏ. Hideko chờ mong chính là những đứa con kiên cường và dũng cảm hơn mình, cũng chờ đợi đến lúc bọn nhỏ có thể tìm được cảm giác khi tự mình tìm thấy hạnh phúc.

Trẻ 2 tuổi có trí nhớ thiên tài

Trẻ phát triển chóng mặt ở giai đoạn 2-3 tuổi. Những gì chúng học được lúc đó phản ánh thái độ học tập sau này, và đây là điều không thể thay đổi. Giai đoạn 2 tuổi, nếu được dạy tốt những điều cơ bản, trẻ sẽ rất nổi bật. Nếu thiếu sự hướng dẫn hay chỉ để con chơi chúng sẽ đánh mất tiềm năng tự nhiên mà bạn không nhận ra.

Trẻ 2 tuổi có trí nhớ thiên tài. Nếu cha mẹ thúc đẩy đúng cách, bé sẽ duy trì được khản năng ghi nhớ rất tốt. Và ngược lại, trẻ gặp khó khăn nhớ công thức toán học khi bước vào lớp sáu nếu cha mẹ không giúp con rèn luyện từ nhỏ.

Vì thế ở tuổi lên 2, bạn cần giúp con phát triển trí nhớ nhiều nhất có thể. Ví dụ như: học cờ của các nước, các loại xe ô tô, các loài hoa… Chúng rất hữu ích cho việc phát triển năng lực của con.

Chỉ nhờ những bí kíp này mà người Nhật đã giúp con trẻ tự lập, khiến cả thế giới trầm trồ ngưỡng mộ

Dạy trẻ tự lập từ nhỏ sẽ khiến chúng hình thành thói quen tốt, không ỷ lại vào người khác và biết tự chịu trách nhiệm cho những việc làm của mình. Vậy, người Nhật đã...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tường Vy ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN