Hóa ra đây là cách dạy con thành triệu phú của tác giả cuốn sách nổi tiếng 'Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương'

Sự kiện: Giáo dục

Không cần phải phức tạp hay “đao to búa lớn”, bà mẹ Do Thái vẫn rèn luyện con cái thành người tài hơn cả những sinh viên tốt nghiệp các trường đại học danh tiếng.

Sara Imas là hậu duệ của những người Do Thái đến định cư tại Trung Quốc, bà sinh được 3 người con: 2 trai, 1 gái. Những năm đầu 1990, bà Sara Imas đưa cả 3 con về Isarel.

Như tất cả bà mẹ khác trên đời, Sara Imas mong muốn con mình học hành giỏi giang, sau khi tốt nghiệp đại học sẽ tìm được một công việc như ý, sống cuộc sống hạnh phúc, tốt đẹp. Ở Trung Quốc, bà bao bọc, chăm sóc, làm hết việc cho con theo đúng mẫu mực của người Trung Hoa.

Tuy nhiên, khi mang phương pháp giáo dục trở thành nô lệ của con cái ấy về Israel, Sara đã mắt thấy tai nghe một phương pháp dạy con hoàn toàn khác của những người Do Thái.

Bà đã thay đổi hoàn toàn, từ một "bà mẹ Trung Quốc" trở thành "bà mẹ Do Thái". Cách giáo dục Do Thái khiến không ít người cho là khá "tàn nhẫn", nhưng những gì bà đã làm giúp con cái thành đạt hơn, giàu tình thương và luôn là những công dân gương mẫu.

Hai con trai của bà sau khi tốt nghiệp đại học đều trở thành triệu phú khi tuổi còn rất trẻ, cô con gái út cũng trở thành một nhà ngoại giao xuất sắc.

Sara Imas và 3 con

Sara Imas và 3 con

Sara Imas nhận thấy, 3 người con có được sự thành công như vậy là nhờ những bài học quý giá về giáo dục mà bà học được ở Isarel:

1. Không bao giờ có bữa trưa miễn phí

Sau khi ly hôn, bà mẹ đơn thân cùng ba con chuyển đến Israel để sinh sống. Dù bất đồng ngôn ngữ, hoàn cảnh xa lạ và không có chồng ở bên đỡ đần, song người phụ nữ này vẫn tần tảo, vừa bán nem vừa chăm con, dù vất vả hay mệt nhọc, bà cũng không bao giờ để các con phải phụ giúp.

Sau khi lũ trẻ tan học, bữa tối luôn được bà chuẩn bị sẵn. Một hôm, người hàng xóm Do Thái thấy bà mẹ nuôi con quá vất vả, bèn mắng yêu các con bà Sara: "Các con đã lớn rồi, các con hãy giúp mẹ, thay vì nhìn mẹ các con bận bịu như thế".

Người hàng xóm kể: "Trong gia đình Israel của chúng tôi, trẻ em đều cần phải phụ giúp công việc nhà, và không bao giờ có bữa trưa hay dịch vụ chăm sóc phục vụ miễn phí. Qúa mức nuông chiều với con trẻ không phải là yêu thương chúng mà đang làm hại chúng".

Sau khi nghe những lời đó, bà Sarah cảm thấy khó hiểu và cho rằng những đứa trẻ còn quá nhỏ, không cần giúp đỡ bà. Người hàng xóm lại nói: "Tất cả chúng ta đều chỉ là người quản lý con cái, đừng nghĩ rằng mình là mẹ sau khi sinh con ... Chúng ta phải đền tội cho Chúa vì tương lai của con cái chúng ta".

Từ đó, bà Sarah đã thay đổi suy nghĩ và quyết định học hỏi cách nuôi dạy con cái từ người hàng xóm Do Thái của mình. Bà xây dựng một thời gian biểu, phân công cho trẻ phụ giúp một số việc nhà như giặt giũ, nấu nướng, dọn dẹp. Có thể nói nội trợ là môn học bắt buộc đối với trẻ. Người Do Thái quan niệm rằng:

2 tuổi, khi ba mẹ rời khỏi bàn ăn, trẻ có thể tự xúc ăn;

Lên 3 tuổi, khi ba mẹ ra khỏi phòng ngủ, trẻ có thể ngủ một mình;

Lên 5 tuổi, khi cha mẹ ra khỏi phòng tắm, trẻ sẽ biết ranh giới của cơ thể ở đâu;

Lên 6 tuổi, khi cha mẹ ra khỏi phòng của trẻ, trẻ sẽ tự làm bài tập, biết tôn trọng không gian và sự riêng tư của người khác, biết cha mẹ cần được nghỉ ngơi;

Lúc lên 10, cha mẹ có thể tạm rời căn bếp và con trẻ cần học nấu ăn, rửa bát, chăm sóc bản thân và nấu ăn cho cha mẹ khi họ đau ốm.

Sara Inas là tác giả cuốn sách nổi tiếng "Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương"

Sara Inas là tác giả cuốn sách nổi tiếng "Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương"

2. Rèn luyện khả năng sinh tồn

Trong gia đình người Israel thường áp dụng cơ chế "trả phí" cuộc sống theo cách khá thú vị. Bố mẹ sẽ lập nên một danh sách các việc nhà đi kèm với "bảng giá" nhất định cho từng công việc. Đứa trẻ tự chọn nhiệm vụ cho bản thân, sau khi hoàn thành xong sẽ được hưởng thù lao.

Mấu chốt của cách làm này là thông qua "làm việc nhận thù lao" để rèn luyện cho trẻ khả năng quản lý tài sản, tự đảm đương công việc, hợp tác và sinh tồn.

Những ngày tháng ở Isarel, bà Sara Imes đã tự làm nem cuốn mang đi bán để trang trải cuộc sống. 3 người con phải cùng nhau giúp đỡ mẹ bán hàng, và mỗi người sẽ nhận được thù lao tương ứng với số nem mà mình bán ra.

Những đứa trẻ ấy ban đầu đều xấu hổ, ngại không dám lên tiếng mời hàng nhưng đến cuối cùng cũng quen dần, có thể tự ra ngoài chào mời khách lạ mua hàng, tham gia buổi tụ tập của bạn bè và liên hệ với nhiều nguồn khách hàng hơn.

Từ công việc đó, họ không chỉ trau dồi được khả năng giao tiếp xã hội, còn biết cách thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, đưa ra những góp ý để nem có hương vị ngon hơn, phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng.

Sara Imes cho rằng: khả năng quản lý không nhất thiết chỉ được đào tạo từ Học viện quản lý mà gia đình mới là nơi dạy cho con bài học quản lý hiệu quả nhất.

Hóa ra đây là cách dạy con thành triệu phú của tác giả cuốn sách nổi tiếng 'Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương' - 3

Trải qua ba cuộc hôn nhân, người mẹ này tự cho mình là "người vợ thất bại", nhưng lại trở thành một người mẹ thành đạt, một mình nuôi dạy 2 con trai trở thành tỷ phú, con gái duy nhất cũng trở thành nhà ngoại giao xuất sắc.

3. Đừng vội vàng trước mặt trẻ

Nếu thật sự yêu con, bố mẹ phải là cái cây lớn đằng sau đứa trẻ, thay vì là người tiên phong trên con đường phía trước của con, bố mẹ càng lao vào chúng, chúng càng dễ phát triển tính cách co rúm.

Khi Sara lần đầu tiên đến Israel, bà thực sự là một "bà mẹ kiểu quản gia" đúng nghĩa, luôn thích lo toan mọi việc cho con cái. Tuy nhiên, không mất nhiều thời gian để Sara phát hiện ra rằng các bậc cha mẹ Israel hầu như không làm gì nhiều cho con cái của họ, và bọn trẻ đã chuẩn bị tinh thần cho mọi hoạt động ngoại khóa như cắm trại.

Một lần, con trai nhỏ của Sara đang đi cắm trại và bà yêu cầu cậu bé tự chuẩn bị mọi thứ. Sau khi cắm trại, Sara hỏi con, đi chơi lần này có vui không? Cậu bé nói rằng rất hạnh phúc, điều không vui duy nhất là quên mang dao và phải mượn của người khác mỗi khi cần.

Lúc đó, Sara không nghĩ gì nhiều. Nhưng điều bà không ngờ vì việc quên mang dao trong buổi đi cắm trại đó mà từ đó đến nay cậu bé không bao giờ quên mang dụng cụ cần thiết trong mỗi hoạt động ngoại khóa. Công tác chuẩn bị trước mỗi hoạt động được chuẩn bị rất kỹ lưỡng.

Chỉ có khi tự bản thân trẻ không thỏa mãn được mong muốn của chúng và tìm cách khắc phục thì mới có thể trưởng thành và trở nên tốt hơn, khi cha mẹ biết lùi một bước nhỏ thì trẻ sẽ tiến một bước dài.

4. Cuộc sống tuyệt vời của bố mẹ là sự giáo dục tốt nhất cho con cái

Khi Sara đưa các con trở về Israel, bà đã là một bà mẹ trung niên 42 tuổi. Sara, người chưa bao giờ tiếp xúc với ngôn ngữ Israel, đã vướng vào rào cản ngôn ngữ giao tiếp ngay từ ngày đầu tiên trở về quê hương.

Tuy nhiên, Sara không bỏ cuộc dễ dàng như thế, vì bà biết: Nếu bà chọn rút lui trong môi trường bất đồng ngôn ngữ này, thì các con cô cũng sẽ chọn rút lui, nhưng một gia đình ẩn cư như vậy làm sao có thể nuôi dạy những đứa trẻ nên người?

Sara bắt đầu chăm chỉ học tiếng Do Thái và giám sát bọn trẻ học hành chăm chỉ mỗi ngày. Cuối cùng, trong vòng chưa đầy nửa năm, bà đã có thể giao tiếp với người dân địa phương.

Thành công của mẹ cũng là tấm gương sáng cho các con, các con đặc biệt ngưỡng mộ mẹ:

"Con rất hạnh phúc mẹ ạ, con đã học và đang học. Con thật hạnh phúc khi có một người mẹ như mẹ. Con rất cảm động khi thấy con ngày càng tiến bộ. Con muốn học hỏi mẹ", cậu con trai nhỏ của Sara đã nói điều này khi anh trở thành người giàu có tầm cỡ thế giới trước năm 30, khả năng nổi bật nhất của anh là học tập.

Và đây cũng là một kỹ năng cao siêu mà anh ấy "thừa hưởng" từ mẹ. Dù đi đâu, làm gì, anh ấy cũng sẽ ghi lại tất cả các loại thông tin, khám phá những gì mình cần nắm vững và tìm cơ hội kinh doanh.

Bà Sarah cùng con trai.

Bà Sarah cùng con trai.

Có thể nói, cuộc sống tuyệt vời của bố mẹ chính là sự giáo dục tốt nhất cho con cái.

Dưới sự giáo dục thông minh đó, những đứa trẻ không chỉ nhận ra những vất vả trước đây của mẹ mình mà còn phát hiện ra tài năng kinh doanh ngay từ khi còn nhỏ. Sau này, hai cậu con trai của bà rất giỏi kinh doanh. Chúng vừa kinh doanh vừa hoàn thành chương trình học trung cấp và cao đẳng. Trước 30 tuổi, 2 cậu đã có tài sản hàng tỷ đồng, cô con gái út cũng trờ thành một nhà ngoại giao xuất sắc.

Không chỉ tài giỏi, những đứa con của bà Sarah còn rất hiếu thảo. Sau khi công thành danh toại, họ đã mua cho mẹ mình một căn nhà lớn ở Thượng Hải. Được biết, căn nhà trị giá hàng tỷ này được con trai của Sarah mua năm anh 23 tuổi. Trong mắt các bậc cha mẹ, liệu đây có phải là một điều viển vông?

Có người đặt câu hỏi, tại sao các bậc cha mẹ luôn sống đạm bạc, để dành tiền mua nhà cho con cái mà không bao giờ trau dồi khả năng kiếm tiền để con có thể tự mình mua nhà? Cuốn sách "Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương" của bà Sarah dường như đã đưa ra câu trả lời:

"Cha mẹ không dành cho con cái quá ít mà là quá nhiều tình yêu thương. Họ không thể chịu đựng nổi khi để chúng trải qua những khó khăn của cuộc sống từ khi còn nhỏ, và họ không biết cách đòi hỏi chúng đúng lúc. Vì vậy, rốt cuộc lại khiến con cái họ một đời vất vả, đòi hỏi họ cả đời!".

Nguồn: [Link nguồn]

Nhường hết đồ ngon cho con - sự chiều chuộng của nhiều bà mẹ khiến trẻ sống trong tội lỗi mãi mãi

Kiểu giáo dục này làm con cái luôn mang trong mình một cảm giác tội lỗi, giống như mình là gánh nặng của cha mẹ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thư Di ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN