Hộ khẩu một nơi, học THPT một nơi, điểm ưu tiên khu vực tính thế nào?

Điểm ưu tiên khu vực sẽ được tính thế nào trong những trường hợp đặc biệt là nội dung được rất nhiều thí sinh quan tâm.

Hộ khẩu một nơi, học THPT  một nơi, điểm ưu tiên khu vực tính thế nào? - 1

Hỏi: Hộ khẩu của em ở Hưng Yên, nhưng do hoàn cảnh đặc biệt nên em theo học tại một trường THPT của huyện miền núi Mèo Vạc của Hà Giang. Vậy điểm ưu tiên khu vực em sẽ được tính theo hộ khẩu hay theo trường THPT?

Trả lời:

Theo quy chế tuyển sinh vừa được Bộ GD&ĐT ban hành (hay còn gọi là Thông tư 09), thí sinh học liên tục và tốt nghiệp THPT ở khu vực nào thì hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Trường hợp này thí sinh học liên tục 3 năm và tốt nghiệp THPT tại Hà Giang (khu vực I) nên sẽ hưởng ưu tiên khu vực tại đây và được cộng 0,75 điểm.

Hỏi: Lớp 10 em học tại Hà Nội, nhưng lớp 11, lớp 12 em theo gia đình lên Thành phố Lạng Sơn. Vậy điểm ưu tiên của em tính theo khu vực nào?

Trả lời:

Theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, nếu trong 3 năm học THPT (hoặc trong thời gian học trung cấp) có chuyển trường thì thời gian học ở khu vực nào lâu hơn được hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Nếu mỗi năm học một trường thuộc các khu vực có mức ưu tiên khác nhau hoặc nửa thời gian học ở trường này, nửa thời gian học ở trường kia thì tốt nghiệp ở khu vực nào, hưởng ưu tiên theo khu vực đó. Trong trường hợp này, thí sinh học 2 năm và tốt nghiệp tại tỉnh Lạng Sơn thì sẽ được cộng điểm ưu tiên khu vực là 0,75 (thí sinh thuộc khu vực I).

Hỏi: Gia đình tôi có hộ khẩu thường trú tại một xã thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Hà Quảng, Cao Bằng. Nhưng con gái tôi lại học tại trường THPT chuyên Cao Bằng. Vậy con tôi sẽ được hưởng ưu tiên khu vực như thế nào?

Trả lời: Quy chế tuyển sinh của Bộ nêu rõ: Các trường hợp sau đây được hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú: Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú; Học sinh các trường, lớp dự bị ĐH; Học sinh có hộ khẩu thường trú (trong thời gian học THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại các xã khu vực III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và Thủ tướng Chính phủ; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135; các thôn, xã đặc biệt khó khăn tại các địa bàn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ nếu học THPT (hoặc trung cấp) tại địa điểm thuộc huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có ít nhất một trong các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Trong khi đó, thí sinh học tại TP Cao Bằng, là đơn vị không có xã, phường thuộc diện đặc biệt khó khăn. Như vậy, thí sinh không được cộng điểm ưu tiên theo hộ khẩu thường trú mà áp dụng theo quy định cộng điểm ưu tiên theo trường THPT theo học.

Ai may mắn được tuyển thẳng vào đại học năm 2020?

Theo quy chế tuyển sinh đại học năm 2020 đã quy định rõ có 11 đối tượng được xét tuyển thẳng vào đại học.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nghiêm Huê ([Tên nguồn])
Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN