Hãy sẵn sàng đối mặt với tình trạng thất nghiệp nếu bạn theo đuổi những ngành học này

Sự kiện: Giáo dục

Theo đánh giá của nhiều "dân trong nghề", những ngành học tưởng chừng như rất "hot" này lại hạn chế cơ hội nghề nghiệp của các Gen Z trong tương lai.

Trước thềm kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia, nhiều Gen Z đã và đang đối mặt với vấn đề chọn lựa ngành học trong tương lai. Một trong những lưu ý nhỏ dành cho Gen Z đó chính là: Không phải cứ ngành học "hot", đầu vào cao điểm cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xin việc sau này.

Sư phạm

Các sinh viên chuyên ngành Sư phạm phải chọn một chuyên ngành, chẳng hạn như giáo dục mầm non, giáo dục đặc biệt hoặc giáo dục trung học. Nhiều trường yêu cầu giáo viên phải có bằng thạc sĩ.

Khả năng cao là Gen Z phải học lên bậc học cao hơn như thạc sĩ hoặc tham gia bồi dưỡng vụ.

Khả năng cao là Gen Z phải học lên bậc học cao hơn như thạc sĩ hoặc tham gia bồi dưỡng vụ.

Nếu bạn đang cân nhắc theo đuổi ngành Sư phạm, hãy nhớ xem xét loại hình giáo dục bạn muốn theo học và chọn đúng chuyên ngành. Ngoài ra, khả năng cao là Gen Z còn phải học lên bậc học cao hơn như thạc sĩ hoặc tham gia bồi dưỡng vụ. Các sinh viên chuyên ngành Sư phạm thường phải tham gia các kỳ tuyển chọn nghiêm ngặt mới có thể giảng dạy toàn thời gian.

Thiết kế thời trang

Có một sự thật "mất lòng" mà nhiều "chiếc chiếu từng trải" phải thừa nhận chính là: Gen Z sẽ khó có cơ hội được thuê làm nhà thiết kế thời trang cho một thương hiệu lớn ngay khi còn đi học và càng khó hơn để thành lập thương hiệu riêng ngay lập tức. Để thành công trong ngành này đòi hỏi nhiều năm kinh nghiệm, xây dựng những mối quan hệ mật thiết với người trong ngành và học cách xây dựng thương hiệu.

Nếu bạn thực sự quan tâm đến lĩnh vực thiết kế thời trang, hãy chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với tình trạng thất nghiệp và nhiều phen thất vọng. Nhiều sinh viên sau khi lấy được bằng thiết kế thời trang lại phải đi tìm việc thuộc một lĩnh vực khác và gặp nhiều thất bại vì ít nhà tuyển dụng coi trọng ngành học của họ.

Không dễ để có thương hiệu riêng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường hay mới tốt nghiệp.

Không dễ để có thương hiệu riêng ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường hay mới tốt nghiệp.

Sản xuất phim, video và nhiếp ảnh

Đây là một chuyên ngành thu hút khá nhiều Gen Z, những người có niềm đam mê sản xuất phim và làm truyền thông. Tuy vậy, nó cũng là một chuyên ngành không mấy triển vọng.

Những công việc liên quan đến nghệ thuật thường đòi hỏi năng khiếu.

Những công việc liên quan đến nghệ thuật thường đòi hỏi năng khiếu.

Chuyên ngành sản xuất phim, video và nhiếp ảnh thường giúp sinh viên phát huy tài năng nghệ thuật của họ và tận dụng nó để làm việc cho các doanh nghiệp nhiếp ảnh hoặc quay phim nhỏ. Mặc dù nhiều người thành công với nhiếp ảnh và quay phim, nhưng những công việc này lại thường đòi hỏi năng khiếu. Chính vì vậy, có nhiều nhiếp ảnh gia vẫn thành công dù không trực tiếp qua đào tạo chính quy. Thực tế này đã khiến nhiều Gen Z gặp kha khá áp lực vì cơ hội việc làm cạnh tranh quá cao.

Ngoại ngữ

Những người tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ thường sẽ ra làm biên/ phiên dịch. Số khác làm việc tại đại sứ quán nước ngoài hoặc làm trong ngành ngoại giao. Tuy nhiên, những công việc này rất hiếm hoi. Nếu bạn đủ may mắn để xin được một trong những công việc này, thì tiền lương và triển vọng việc làm sẽ rất tốt. Tuy nhiên, nếu không, bạn sẽ phải chật vật tìm việc làm khi lợi thế duy nhất của bạn chỉ là biết nhiều thứ tiếng.

Gen Z có thể cân nhắc đến việc học văn bằng hai để mở rộng khả năng xin việc.

Gen Z có thể cân nhắc đến việc học văn bằng hai để mở rộng khả năng xin việc.

Nếu bạn thực sự muốn thử sức mình trong ngành ngôn ngữ, hãy lưu ý chọn một ngôn ngữ phù hợp. Bạn cũng nên cân nhắc học thêm văn bằng hai để mở rộng cơ hội việc làm trong tương lai.

Nguồn: [Link nguồn]

Tuyệt đối không định hướng cho con những ngành học này bởi những nghề nghiệp dưới đây có thể biến mất trước năm 2030

Công nghệ số sẽ khiến nhiều công việc có khả năng sẽ "tuyệt chủng" trong tương lai gần.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huyền Linh ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN