Hãy dạy con những kỹ năng này để phòng tránh trẻ mất tích

Theo Văn phòng Tư pháp vị thành niên và Phòng chống vi phạm của Hoa Kỳ báo cáo: cứ 40 giây lại có một đứa trẻ bị báo mất tích, nhưng trên thực tế mỗi năm chỉ có khoảng 115 trẻ em bị người lạ bắt cóc trên cả nước. Tất nhiên, lạc mất con là "cơn ác mộng tồi tệ nhất" trong suy nghĩ của mỗi bậc phụ huynh, vậy hãy dạy con những kỹ năng quan trọng sau.

Hãy dạy con những kỹ năng này để phòng tránh trẻ mất tích - 1

Dạy con: Không đi bất kỳ đâu khi chưa xin phép cha mẹ

Hầu hết các bậc cha mẹ dạy con đừng bao giờ nói chuyện với người lạ, có vẻ khái niệm này quá mù mờ. Khi trẻ em nghĩ về một người lạ là một người 'đáng sợ' hoặc 'xấu', thì một người thân thiện hoặc tốt bụng có thể bị trẻ nhỏ coi là mối đe dọa. Dạy con rằng "đừng nói chuyện với người lạ" thực sự là sai lầm lớn nhất của cha mẹ. Thay vào đó, nên dạy trẻ không bao giờ đi bất cứ đâu với bất cứ ai mà không xin phép cha mẹ trước. Đây là bài học chúng ta nên củng cố ngay khi bắt đầu nói chuyện với trẻ em về sự an toàn. Nó rõ ràng và dễ hiểu, ngay cả đối với trẻ mẫu giáo.

Dạy trẻ gọi tên thật của cha mẹ

Nếu đứa trẻ bị lạc hét lên, "Mẹ ơi!" có thể khó phân biệt giọng nói của bé với những đứa trẻ khác đang gọi cho mẹ chúng. Trẻ mẫu giáo nên được học tên và họ của cha mẹ hoặc bất kỳ người chăm sóc nào khác ngay khi biết nói. "Bạn phải lặp đi lặp lại thông tin này cho trẻ nhiều lần để giúp bé ghi nhớ. Sau đó, nếu không may bị lạc, chúng có thể gọi to tên cha mẹ hoặc cho biết cha mẹ chúng là ai."

Dạy con biết tìm, hỏi một người mẹ khác để được giúp đỡ

Dạy trẻ mẫu giáo khi đi lạc có thể nhờ một người mẹ khác giúp đỡ, (trẻ lớn hơn có thể hỏi cảnh sát hoặc nhân viên bán hàng, nhưng trẻ mẫu giáo chưa thể phân biệt đồng phục với các loại quần áo tối màu khác). Theo thống kê các bà mẹ sẽ nhiệt tình và chu đáo và cẩn thận giúp đỡ trẻ bị lạc nhất. Dạy con khi bị lạc hãy đứng nguyên tại chỗ gọi to tên bố mẹ và có thể nhờ một phụ nữ gần đó giúp đỡ.

Nêu ra các tình huống trong cuộc sống hằng ngày

Hãy cố gắng nói chuyện với con thường xuyên về các tình huống có thể xảy ra đặc biệt là trong những thời điểm có thể dạy được. Ví dụ, khi ở trung tâm thương mại và rất đông đúc, hãy hỏi bé 3 tuổi xem bé sẽ làm gì nếu không may bị tuột khỏi tay mẹ. Sau đó, bạn có thể nói cho con biết các bước đơn giản để bé được đảm bảo an toàn. Điều quan trọng nhất là luôn phải trấn an trẻ, hãy nói với con “nếu không may con bị lạc, mẹ sẽ tìm thấy con, vì vậy hãy bình tĩnh và tuân theo các quy tắc an toàn chúng ta vừa học”.

Nhập vai với trẻ

Cách dạy và giúp trẻ tiếp cận tốt nhất với sự an toàn là thực hành thông qua nhập vai. Tập trung vào những điều tích cực mà trẻ em có thể làm để tìm cha mẹ. Khi ở nhà hoặc trong không gian công cộng an toàn, hãy để trẻ giả vờ tách khỏi bạn, sau đó làm việc thông qua các bước đứng yên tại chỗ và gọi to tên của bạn. Có thể nhờ một người bạn tham gia để bé được thực hành nhờ một người mẹ khác giúp đỡ.

Cách dạy con, cuộc sống gia đình thời xưa và nay khác nhau đến mức nào?

Có vẻ nhưng cuộc sống càng hiện đại thì cha mẹ, con cái càng ít tình cảm hơn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hàn Ly (Theo parents) ([Tên nguồn])
1001 kỹ năng sinh tồn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN