Hậu quả khủng khiếp của việc bố mẹ hay so sánh "con nhà người ta"

Sự kiện: Dạy con

Trái ngược với những hy vọng của bố mẹ, việc so sánh với “con nhà người ta” chỉ mang lại những hậu quả tiêu cực cho một đứa trẻ.

Không khó để nhận thấy ngày nay có rất nhiều bố mẹ rất thích so sánh con mình với con nhà người ta. Khi so sánh như vậy, mặc dù nó mang ý nghĩa tốt là bố mẹ muốn con mình phấn đấu hơn nhưng vô tình tổn thương tâm lý trẻ. Sau đây là những lời tâm sự của một "người lớn" khi rơi vào hoàn cảnh này.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

“Từ nhỏ đến lớn, câu nói mà tôi được nghe nhiều nhất từ bố mẹ mình là 'con nhìn con nhà người ta kìa kìa, vừa học giỏi vừa biết ăn nói'. Mỗi lần nghe câu nói này, tôi cảm giác như những đứa trẻ khác có thể làm bất cứ điều gì, còn mình thì không. Dù tôi có cố gắng làm tốt như thế nào đi chăng nữa cũng chẳng bao giờ nhận được sự khẳng định hay khen ngợi của bố mẹ.

Đối với bố mẹ tôi, họ có xuất phát điểm tốt và hy vọng con trai mình cũng có thể trở nên xuất sắc. Cứ mỗi lần nói về vấn đề này, tôi và bố mẹ luôn cãi nhau kịch liệt. Lúc nào kết thúc trận cãi vã, tôi cũng đều bất lực nói: 'Bố mẹ thích con nhà người ta như vậy thì đi mà nhận mấy người đó làm con. Con không phải là con của bố mẹ nữa'.

Đó là những lời nói khi tôi là một đứa trẻ khi tức giận nhưng mỗi khi nhớ lại, tôi đều cảm thấy rất chán ghét với việc so sánh của bố mẹ mình.

Trên thực tế, có rất nhiều người giống như bố mẹ tôi. Mặc dù tôi biết ý định của bố mẹ mình cũng chỉ muốn con cái biết phấn đấu hơn, họ hy vọng tôi có thể nhận ra những khuyết điểm của bản thân thông qua việc so sánh với người khác. Thay vì đánh đòn, họ chọn cách so sánh để con mình nỗ lực thay đổi”.

So sánh với người khác sẽ làm giảm đi sự nhiệt tình của trẻ

Bố mẹ cần nhận ra rằng, trong vấn đề học hành, chỉ cần một đứa trẻ chịu học, kể cả khi chúng làm bài thi không tốt, bố mẹ vẫn nên động viên con mình. Sự động viên, khích lệ, tin tưởng vào con cái sẽ giúp trẻ dần dần có động lực học và tiến bộ hơn.

Hậu quả khủng khiếp của việc bố mẹ hay so sánh "con nhà người ta" - 2

Ngược lại, nếu con cái bị điểm kém nhưng bố mẹ không quan tâm đến nguyên nhân cụ thể, thường so sánh với “con nhà người ta”, trẻ sẽ nghĩ rằng dù có cố gắng thêm nữa cũng không bằng người khác, tốt hơn là không học.

Trong thực tế cuộc sống, có không ít bố mẹ khi thấy con mình điểm số sa sút liền chỉ tay vào mặt con mà mắng: “Học cái kiểu gì mà dốt như vậy hả con”, “Bố mẹ tốn bao nhiêu tiền của cho con ăn học mà điểm số như thế này ạ”, “Học thì dốt mà chơi game thì giỏi lắm”, “Con nói thật cho mẹ biết con có nghiêm túc học hành không đấy”… Lúc này, đủ các loại cảm xúc cáu kỉnh, bực bội xuất hiện khi bố mẹ nhìn vào bảng điểm của con cái.

Khi con cái gặp khó khăn, điểm số không tốt hay có vấn đề nào đó, điều trước tiên bố mẹ cần làm là kiên nhẫn giao tiếp với con mình. Những lời nói dịu dàng lúc nào cũng mang lại hiệu quả gấp nhiều lần so với việc la mắng hay so sánh với người khác. Nếu có sự so sánh, đó nên là so sánh với bản thân của con cái, liệu rằng chúng đã làm tốt hơn so với trước đây hay chưa.

Bố mẹ nên tập trung giao tiếp với trẻ nhiều hơn

Khi giao tiếp với con cái, một số bố mẹ thường không để ý tới suy nghĩ của con mình, họ thường hay nói những câu kiểu như “con còn nhỏ, biết gì mà nói”.

Hậu quả khủng khiếp của việc bố mẹ hay so sánh "con nhà người ta" - 3

Chính những câu nói như vậy khiến cho trẻ ngày càng không muốn nói chuyện với bố mẹ mình. Nếu bố mẹ không để trẻ thể hiện được suy nghĩ, ý kiến của mình, chúng sẽ dần thu mình, ít nói, không chủ động giao tiếp với người khác và có xu hướng trở thành người hướng nội. Vì vậy, bố mẹ đừng đánh giá thấp ý kiến ​​của con mình.

Quá trình dạy dỗ con cái không hề đơn giản, nếu giáo dục bằng những ngôn từ tiêu cực, lòng tự trọng của một đứa trẻ sẽ bị tổn thương nặng nề. Khi lòng nhiệt thành của trẻ trong vấn đề nào đó chẳng hạn như việc học bị suy giảm, chúng sẽ dần mất hứng thú và động lực học, lúc đó không những điểm số tụt dốc mà tâm lý của trẻ cũng xuất hiện vấn đề.

Nếu muốn con cái tự giác học hành, thái độ sống tích cực, mấu chốt vấn đề chính là bố mẹ cần tin tưởng vào con mình. Thay vì so sánh con mình với con nhà người ta, hãy so sánh với chính bản thân của đứa trẻ sẽ tốt nhất.

Yếu tố này cực kỳ quan trọng đối với trẻ, liên quan mật thiết đến khả năng học hành sau này

Yếu tố này tác động rất lớn đến khả năng tập trung của một đứa trẻ, bố mẹ cần chú ý.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo QQ) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN