Hành động này của cha mẹ quyết định con cái có tự giác hay không

Sự kiện: Dạy con

Để con cái có thể tự giác học tập không đợi cha mẹ nhắc nhở, nó đòi hỏi cha mẹ phải có phương pháp giáo dục khoa học.

Bản năng của người mẹ là luôn lo lắng, bảo vệ con mình, vì thế họ thường hay nhắc nhở, la mắng, cằn nhằn chỉ mong con mình có thể tốt hơn. Thế nhưng, khi người mẹ nói quá nhiều, quan tâm thái quá lại khiến con cái trở nên chây ỳ, chán học, lười biếng.

Thói quen trì hoãn của trẻ

Kể từ khi con cái đi học, việc học trở thành vấn đề cha mẹ quan tâm nhất. Con trai cô Lý (Trung Quốc) đã học lớp 3 nhưng thành tích khá kém. Trên lớp cậu bé không tập trung học, lúc nào cũng nghịch ngợm. Về nhà, cậu bé hiếm khi tự giác ngồi vào bàn, khi ngồi vào rồi cũng chẳng lo học.

Hành động này của cha mẹ quyết định con cái có tự giác hay không - 1

Mỗi khi có bài Toán khó, cậu bé không chịu suy nghĩ mà đã nói “con không biết làm”. Ngày nào cô Lý cũng túc trực bên cạnh bày con học tới 10h đêm.

Việc dạy con học đối với cô như cực hình.

Một hôm cô Lý thông báo với con trai mình rằng, nếu cố gắng làm bài tập xong sớm thì cuối tuần sẽ dẫn đi sở thú. Thấy con trai hào hứng nên cô yên tâm để con tự học mà trở về phòng. Hơn 1 tiếng trôi qua, cô vào phòng con trai kiểm tra thì thấy con vẫn ngồi chơi.

Thấy con trai như vậy cô mất bình tĩnh liền quát mắng rồi nói việc đi sở thú cuối tuần bị huỷ bỏ. Con trai cô nghe vậy tỏ ra suy sụp, khóc lóc van xin nhưng cô kiên quyết không thay đổi quyết định.

Cuối tuần, cô không đưa con đi chơi mà bắt con ở nhà làm bài. Vào buổi tối sau khi con ngủ say, cô dọn dẹp bàn học của con thì phát hiện có dòng chữ “con ghét mẹ nhất” trong vở.

Cô bị sốc và cảm thấy tim đau nhói. Cô nhận ra con trai mình không biết ơn việc mẹ dạy mình học mà trong lòng còn đầy sự oán hận.

Cha mẹ càng quan tâm con cái càng ít tự giác

Sở dĩ trẻ không chịu học và trì hoãn làm bài tập là do chúng không coi việc học là việc của mình. Cha mẹ càng giám sát thường xuyên việc học, trẻ càng phản kháng mạnh, chây ỳ hơn.

Hành động này của cha mẹ quyết định con cái có tự giác hay không - 2

Mặc dù cha mẹ có ý tốt muốn con cái học tốt hơn nhưng họ lại sử dụng giọng điệu ra lệnh. Khi trẻ nhận được lời chỉ dẫn, phản ứng theo bản năng của chúng sẽ từ chối nghe theo.

Kết quả tất yếu của điều này là khi cha mẹ càng quan tâm, cằn nhằn thì con cái càng xa lánh, thờ ơ. Không phải trẻ không thích học mà thực chất phương pháp giáo dục của cha mẹ đã sai, dẫn tới kết quả không như mong muốn.

Cằn nhằn và nhắc nhở thể hiện sự không tin tưởng của cha mẹ đối với con cái.

Cha mẹ nên làm gì để trẻ tự giác trong việc học hơn?

Để con cái có thể tự giác, biết kỷ luật bản thân trong việc học, cha mẹ cần thay đổi 3 điều dưới đây:

1. Thái độ khi nhắc nhở con học

Trẻ không thích học hay làm bài tập về nhà, một phần nguyên nhân là do quá trình học và làm bài đòi hỏi trí óc phải suy nghĩ nhiều. Một nguyên nhân quan trọng khác là hầu hết các bậc cha mẹ ít kiên nhẫn, thường giục con học bài, hay nói chuyện kiểu ra lệnh như “mau viết bài đi”, “nãy giờ vẫn chưa xong hả, bài dễ thế mà không làm được”…

Khi cha mẹ nói bằng giọng điệu này, thông điệp bộ não của trẻ nhận được là có ai đó đang ra lệnh và kiểm soát tôi. Trong trường hợp này, phản ứng đầu tiên của bộ não con người là từ chối chứ không phải nghe theo.

Vì vậy, khi giao tiếp với con, cha mẹ nên cố gắng thay đổi giọng điệu từ mệnh lệnh sang thảo luận.

- Thay “đừng nghịch nữa, làm bài đi” bằng “con nghỉ chút đi, con muốn học gì tiếp theo”.

- Thay “học Toán trước, học Anh văn sau” bằng “con muốn học gì trước thì tuỳ con”.

- Thay “đừng có nằm dài như thế, tập trung học đi” bằng “con có muốn học nhanh để có thời gian chơi không”.

Hãy cho trẻ đủ thời gian để suy nghĩ để chọn ra việc mình muốn làm, chuyển từ trạng thái chấp nhận gượng ép sang suy nghĩ chủ động. Chỉ khi trẻ được tin tưởng, tôn trọng, có quyền quyết định, chúng sẽ tự giác học tốt hơn.

Hành động này của cha mẹ quyết định con cái có tự giác hay không - 3

2. Để trẻ có ý thức tham gia

Vì sao trẻ thường có nhác học và lười làm bài tập về nhà? Ngay cả khi cha mẹ đã lo lắng, con cái vẫn thờ ơ.

Sở dĩ như vậy vì bài tập về nhà là nhiệm vụ thầy cô, cha mẹ giao, ngày nào trẻ cũng bị thúc giục mới dẫn tới việc xem đó không phải là việc của mình.  

Cha mẹ có thể chọn một khoảng thời gian vừa đủ và cùng con vạch ra kế hoạch học tập. Cho dù đó là mục tiêu cải thiện môn học hay thứ tự hoàn thành bài tập về nhà, đối với mỗi phần của kế hoạch, hãy tôn trọng ý kiến ​​​​của trẻ.

Lập kế hoạch có lợi cho việc kích thích khả năng tự nhận thức của trẻ và giúp chúng tự giác học hơn. Chỉ bằng cách này trẻ mới chủ động và xem việc học là việc của chính mình.

3. Thay đổi vai trò

Nhiều cha mẹ đã quen với việc giục con làm bài thật nhanh sau bữa tối. Thực tế, trước khi làm bài tập, cha mẹ nên trao đổi, nói chuyện với con mình về ngày hôm đó như thế nào.

Hỏi trẻ những gì chúng đã học được hôm nay và lắng nghe cẩn thận những gì trẻ nói. Thay vì bắt con cái phải nghe theo mệnh lệnh của mình, cha mẹ có thể để con mình trở thành “giáo viên”.

Trong quá trình làm giáo viên, trẻ sẽ ôn lại trong đầu những nội dung đã học ngày hôm đó, từ đó có thể sắp xếp tốt các điểm kiến ​​thức và làm bài tập về nhà nhanh hơn.

Thông qua quá trình làm giáo viên, trẻ cũng có thể trải nghiệm trọn vẹn niềm vui khi tiếp thu kiến ​​thức mới, trải nghiệm cảm giác thành tựu và cuối cùng là tạo động lực học tập tích cực.

Lúc này, trải nghiệm học tập của trẻ không còn nhàm chán nữa mà là cảm giác đang được dạy cho cha mẹ mình.

3 dấu hiệu chứng tỏ trẻ sắp bước vào tuổi dậy thì, cha mẹ nên làm gì?

Trẻ em ngày nay có ý thức độc lập mạnh hơn, sự nổi loạn của chúng ở tuổi vị thành niên sẽ dữ dội hơn, cha mẹ cần chú ý.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo PHƯƠNG HẠNH (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Dạy con Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN