Hàng ăn vặt bủa vây cổng trường: Khó quản?
Tại TPHCM, lực lượng chức năng ở một số phường cho biết dù liên tục ra quân dẹp hàng rong trước cổng trường học nhưng rơi vào tình trạng dẹp không xuể.
Nhiều học sinh có thói quen mua đồ ăn vặt ảnh: trọng tài
Tiện nhưng không lợi
Trưa 22/9, khi cổng trường THPT Marie Curie (Q.3) mở sau giờ tan ca sáng, học sinh í ới gọi nhau, vây quanh các quầy hàng rong bán phía ngoài cổng trường mua thức ăn, nước uống.
Bên ngoài, đủ thứ các món ăn từ bánh tráng trộn, gỏi cuốn, bột chiên, nui - mì xào, bánh gạo Hàn Quốc, mì cay, phá lấu, xoài lắc, xúc xích, trà sữa, đá bào, siro… ngon “vật vã”. Chưa kể, giá cả lại rất hợp túi tiền học sinh, chỉ từ 10.000-25.000 đồng/món (tùy loại). Tại quầy bán mì cay, nhân viên vô tư dùng tay không bốc từng vắt mì treo sẵn trong chiếc bịch nilon trước xe, vừa đổ dầu xào nấu, vừa trò chuyện vui vẻ với khách mà không đeo khẩu trang…
Xách chiếc ghế nhựa ngồi cùng nhóm bạn, Hồ Thị Anh (học sinh lớp 10) cho biết, ngày nào em cũng ra đây ăn uống với bạn bè. “Thức ăn rất ngon, giá rẻ. Nhiều khi thấy chủ quán dùng tay không bốc thức ăn khi chế biến, rồi cũng dùng tay để cầm tiền, thối tiền… em cũng lo lo, nhưng các bạn thấy không có vấn đề gì nên em cũng quen” - Anh nói.
Trước giờ vào ca chiều, ngay bên cạnh cổng trường THCS Hai Bà Trưng (Q.3), một người bán trứng cút chiên bơ, bánh mì, chà bông… với giá chỉ 10.000 đồng/phần thu hút khá đông các em học sinh mua và đứng ăn tại chỗ ngon lành. Hàng ăn di động này lắp dằng sau xe máy, người bán di chuyển hết nơi nọ đến nơi kia, chỗ nào có học sinh lại dừng lại bán hàng. Nguyên liệu đã sơ chế cột lủng lẳng sau xe, chảo chiên thức ăn cũng “tắm” khói bụi trên nhiều quãng đường vẫn tiếp tục dùng để nấu thức ăn bán cho học sinh.
Thử mua một phần ăn, chúng tôi thấy người bán bốc trứng cút đã chiên sẵn đảo vào chảo dầu cho nóng, sau đó rưới thêm tương đen, tương đỏ từ những chiếc bình cáu bẳn, sau đó cắm thêm chiếc que tre cho khách. Hỏi nguồn gốc thực phẩm, người bán hàng chỉ ậm ừ rồi nói, trứng thì mua về tự làm, còn tương thì mua sỉ ở chợ…
Xe bán hàng rong bên hông trường THCS Hai Bà Trưng (Q.3, TPHCM) trưa ngày 22/9 ảnh: U.P
Sáng sáng, tại nhiều khu vực như trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (Q.Gò Vấp), trường THPT Nguyễn Thị Diệu, trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn (Q.3)… luôn có khoảng chục người bán hàng ăn sáng, hàng rong bày hàng chật kín. Chỉ một đoạn tầm 30 mét đường Trần Quốc Toản (Q.3), cả chục hàng rong sắp hàng dài chào mời phụ huynh, học sinh. Nơi này có hai trường là THPT Nguyễn Thị Diệu và Tiểu học Nguyễn Thái Sơn nằm sát nhau, lòng đường hẹp, trong khi vỉa hè hai bên bị chiếm dụng nên thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông vào giờ học sinh chuẩn bị vào lớp và lúc tan trường.
Phụ thuộc ý thức phụ huynh, học sinh
Trao đổi vấn đề quản lý hàng rong với ông Trương Huỳnh Quốc Duy - Chủ tịch UBND P.12, Q.6 được biết, phường thường xuyên kết hợp với nhà trường trong việc ra quân kiểm soát hàng rong, đặc biệt là hàng rong trước cổng trường. “Với những trường thuộc địa bàn phường quản lý, chúng tôi triệt để cấm không cho hàng rong, xe đẩy được phép buôn bán trước cổng trường học. Đối với nhà dân có buôn bán thức ăn, chúng tôi quản lý từ hồ sơ kinh doanh, nhắc nhở buôn bán phải có bàn kê thức ăn trên cao, có nắp che chắn cẩn thận… Vấn đề kiểm tra, quản lý hàng rong cũng như đảm bảo an toàn thực phẩm luôn được phường làm mạnh tay” - ông Duy nói.
Theo tìm hiểu, tại một số địa bàn phường dù lực lượng chức năng liên tục ra quân dẹp hàng rong nhưng rơi vào tình trạng quản không xuể. “Khi biết phường và nhà trường có chủ trương cấm hàng rong trước cổng, người kinh doanh đã di dời hàng sang phía đối diện trường, nơi đó lại thuộc phường khác quản lý; Hoặc khi thấy lực lượng chức năng dọn dẹp thì hàng rong tản đi nơi khác, đợi đội quân đi qua mới quay lại bán tiếp… Chúng tôi chỉ còn cách đề nghị nhà trường tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh không mua thức ăn vặt trước cổng trường cho con em. Nhưng nói thì nói vậy, tất cả phụ thuộc vào sự tự ý thức của phụ huynh, học sinh” - lãnh đạo một phường cho biết.
Sáng sáng, tại nhiều khu vực như trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (Q.Gò Vấp), trường THPT Nguyễn Thị Diệu, trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn (Q.3)… luôn có khoảng chục người bán hàng ăn sáng, hàng rong bày hàng chật kín. Chỉ một đoạn tầm 30 mét đường Trần Quốc Toản (Q.3), cả chục hàng rong sắp hàng dài chào mời phụ huynh, học sinh. Nơi này có hai trường là THPT Nguyễn Thị Diệu và Tiểu học Nguyễn Thái Sơn nằm sát nhau, lòng đường hẹp, trong khi vỉa hè hai bên bị chiếm dụng nên thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông vào giờ học sinh chuẩn bị vào lớp và lúc tan trường.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học nhấn mạnh: Cần phải hiểu đúng quy định này và giáo viên sẽ quyết định cho phép học...
Nguồn: [Link nguồn]