Hai trường ĐH "phản pháo" vì bị cho là từ chối kiểm định chất lượng

Sự kiện: Giáo dục

Theo thông tin từ Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết hiện đã có 208 cơ sở giáo dục đại học được thẩm định và xác nhận các điều kiện đảm bảo chất lượng năm 2017.

Điều đáng lưu ý là có 2 cơ sở giáo dục đại học không hợp tác để thực hiện thẩm định là ĐH Tôn Đức Thắng và ĐH Kinh doanh Công nghệ Hà Nội.

Lí giải vè điều này, GS Đinh Văn Tiến - Phó hiệu trưởng ĐH Kinh doanh Công nghệ Hà Nội cho hay, từ hồi tháng 3 nhà trường đã chuẩn bị các thủ tục để đánh giá chất lượng nội bộ và chuẩn bị thực hiện đánh giá bởi các tổ chức kiểm định độc lập bên ngoài.

Đến tháng 6/2017,  Cục Quản lý Chất lượng, Bộ GD&ĐT có gửi công văn đến trường ĐH Kinh doanh Công nghệ Hà Nội. Nội dung công văn có nói rõ, yêu cầu trường phối hợp trung tâm kiểm định là ĐH Đà Nẵng để thẩm định và đánh giá trước 30/6.

Hai trường ĐH "phản pháo" vì bị cho là từ chối kiểm định chất lượng - 1

ĐH Kinh doanh Công nghệ Hà Nội báo cáo Bộ GD&ĐT về vấn đề kiểm định (ảnh: TH)

Tuy nhiên vấn đề đặt ra là thời gian này nhà trường đang tiến hành đánh giá chất lượng nội bộ nên chưa thể thực hiện đánh giá bởi các tổ chức kiểm định độc lập bên ngoài. Nhà trường cũng đã gửi công văn đến Bộ GD&ĐT trình bày rõ việc này.

Đến năm 2018 nhà trường sẽ mời trung tâm độc lập bên ngoài vào đánh giá chất lượng, nhà trường cũng muốn có quyền chọn trung tâm kiểm định uy tín và phù hợp hơn là tâm kiểm định thuộc ĐH Đà Nẵng.

Vị này cũng khẳng định: “Không có chuyện trường không hợp tác để kiểm định chất lượng bởi các các trung tâm kiểm định bên ngoài”.

Về phía ĐH Tôn Đức Thắng, đại diện nhà trường cho hay: “Giữa tháng 11 vừa qua, đoàn thanh tra của Thanh tra Bộ GD&ĐT do Phó Chánh thanh tra Đặng Thị Thu Huyền dẫn đầu đã có 2 ngày làm việc với nhà trường về các điều kiện tuyển sinh và đảm bảo chất lượng của trường.

Cuối tháng 11, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM yêu cầu thực hiện thẩm định về các điều kiện đảm bảo chất lượng của trường theo phân công Bộ GD&ĐT.

Điều đáng nói nội dung của hai đợt kiểm tra giống nhau đều bao gồm các khía cạnh như: Diện tích đất, sàn xây dựng, thư viện, quy mô sinh viên, đội ngũ giảng viên cơ hữu... Thậm chí, đoàn thanh tra trước của Bộ GD&ĐT có nội dung kiểm định phong phú.

Trường ĐH Tôn Đức Thắng cũng đã có công văn báo cáo với Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga, nếu cùng nội dung thì nên dùng kết quả thanh tra đã có chứ trong vòng 1,2 tuần phải kiểm tra liên tục nhà trường khó mà làm việc. Điển hình trong năm 2017 đã  có 12 đoàn kiểm tra, thanh tra của các cơ quan đến làm việc với trường”.

Lãnh đạo ĐH Tôn Đức Thắng cũng cho biết thêm: “Chúng tôi không hề từ chối công tá kiểm định nhưng làm sao để có chất lượng thực sự mà không mất nhiều thời gian của cả cơ sở bị kiểm định và cơ quan kiểm định.

Tại sao Bộ GD&ĐT không tiến hành các bộ tiêu chí đúng nghĩa về đào tạo và nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, việc làm của sinh viên, năng lực - nghiên cứu khoa học của giảng viên?

Bên cạnh đó các trường có năng lực đi kiểm định các trường khác phải thực sự là những trường uy tín”.

Hiện có bốn tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được Bộ GD&ĐT giao phó bao gồm: Trung tâm Kiểm định Chất lượng Giáo dục - ĐH Quốc gia Hà Nội; Trung tâm Kiểm định Chất lượng Giáo dục - Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam; Trung tâm Kiểm định Chất lượng Giáo dục - ĐH Đà Nẵng và Trung tâm Kiểm định Chất lượng Giáo dục - ĐH Quốc gia TP.HCM.

Kiểm định chất lượng đại học: Không thể dùng hợp đồng kinh tế

Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng các cơ sở giáo dục đại học với 25 tiêu chuẩn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoàng Thanh (Infonet)
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN