Hà Nội tăng gần 64.000 học sinh: Gặp khó khi dạy trực tuyến

Sự kiện: Giáo dục

Theo dự thảo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ đầu năm học và triển khai nhiệm vụ học kỳ I năm học 2021-2022 của Sở GD&ĐT Hà Nội, năm nay thành phố tăng gần 64.000 học sinh. Các Phòng GD&ĐT phản ánh, thầy trò gặp nhiều khó khăn khi dạy và học trực tuyến.

Học sinh Hà Nội hiện vẫn phải học trực tuyến

Học sinh Hà Nội hiện vẫn phải học trực tuyến

Theo báo cáo thống kê của Hà Nội, năm học 2021-2022, toàn thành phố tăng 52 trường, 1.755 lớp với gần 64.000 học sinh so với năm học trước. Sau lễ khai giảng năm học mới, tại 30/30 quận, huyện, thị xã, trẻ mầm non ở nhà; học sinh lớp 1-12 học trực tuyến. Việc dạy học trực tuyến đáp ứng mức độ cần đạt hoặc yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông.

Đến nay, sau gần 1 tháng dạy học trực tuyến, Hà Nội yêu cầu các cơ sở giáo dục công lập tạm thời chưa thu học phí năm học 2021-2022 cho đến khi có hướng dẫn. Đối với các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, đề nghị trường học căn cứ tình hình, giữ ổn định mức thu học phí và các khoản thu khác năm học 2021-2022 như năm học trước. Ngoài ra, cần thực hiện việc giãn thời gian đóng học phí và các khoản thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, không tổ chức thu gộp nhiều khoản thu cùng một thời điểm. Công khai về cam kết đầy đủ chất lượng giáo dục và đào tạo, các điều kiện đảm bảo chất lượng.

Lãnh đạo một số Phòng GD&ĐT kiến nghị, với tình hình dịch bệnh COVID-19 cơ bản được kiểm soát như hiện nay, Hà Nội cân nhắc cho học sinh ở “vùng xanh” đi học trở lại để đảm bảo chất lượng.

Phòng GD&ĐT các quận, huyện đã phản ánh những khó khăn khi các trường triển khai dạy học trực tuyến. Quá trình dạy học, một số thời điểm đường truyền không ổn định, ảnh hưởng chất lượng học tập.

Kinh tế của nhiều phụ huynh còn khó khăn nên việc đầu tư trang thiết bị học tập trực tuyến cho con em hạn chế, nhiều học sinh chưa có máy tính, điện thoại thông minh, mạng Internet. Một số gia đình đông con, các em phải học chung thiết bị, chia ca sáng chiều, trong khi thiết bị là điện thoại màn hình nhỏ, cũ cùng thời gian học kéo dài, phải nạp pin liên tục, nên ảnh hưởng chất lượng học tập. Nhiều giáo viên và học sinh dùng mạng Internet với gói dung lượng thấp, chất lượng đường truyền kém, ảnh hưởng nhiều đến việc tổ chức và tham gia tiết học. Trình độ công nghệ thông tin của một số thầy cô, nhất là giáo viên có tuổi, chưa đáp ứng kịp thời để tổ chức việc dạy học trực tuyến có hiệu quả.

Việc học trực tuyến của học sinh lớp 1, lớp 2 gặp nhiều khó khăn do các em chưa chủ động được việc học, tương tác giữa giáo viên và học sinh còn hạn chế. Dù đã được quyên góp, ủng hộ rất nhiều nhưng đến thời điểm này vẫn còn nhiều học sinh không có thiết bị học trực tuyến.Huyện Mỹ Đức còn 628 em; huyện Thanh Oai 392 em, huyện Thường Tín 732 em…

Bao giờ học sinh Hà Nội được tới trường?

Sở GD&ĐT Hà Nội mới đây thông báo, các trường tiếp tục dạy trực tuyến nhưng cũng chuẩn bị điều kiện về cơ sở...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Linh ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN