Giúp sĩ tử ổn định tâm lý trước giờ G: Tránh 'học tủ' theo đồn đoán trên mạng

Chỉ còn vài ngày nữa, các sĩ tử sẽ chính thức bước vào cuộc “vượt vũ môn” quan trọng. Vì vậy, các bạn trẻ đã chia sẻ cách ổn định tâm lý, củng cố sức khỏe tinh thần cho sĩ tử để hoàn thành tốt bài thi. 

Tránh bị thao túng bởi đồn đoán của cộng đồng mạng

Mạng xã hội đã và đang trở thành một kênh học tập ngày càng thu hút giới trẻ. Các sĩ tử có thể nâng cao kiến thức của mình thông qua các trang fanpage về học tập, thi cử, gia sư, ôn luyện; các thầy cô phát trực tiếp dạy học hoàn toàn miễn phí; các diễn đàn khối C, diễn đàn khối D... nơi các thí sinh có thể trao đổi kinh nghiệm và tìm kiếm nguồn tài liệu dễ dàng. Tuy nhiên, nếu không chú tâm trong việc học tập, các sĩ tử rất dễ bị sao nhãng khi học bài hay bị "học tủ" theo định hướng đề thi, từ những đồn đoán của cộng đồng mạng... Nhất là trong những ngày "nước rút", mỗi học sinh cần tỉnh táo và tránh bị hoang mang bởi những dự đoán đề trên mạng xã hội.

Chia sẻ về kinh nghiệm sử dụng mạng xã hội trước khi bước vào mỗi kỳ thi quan trọng, bạn Nguyễn Thùy Mai (Trưởng nhóm NCKH tại trường Đại học Ngoại thương) cho rằng: “Cách tốt nhất để sử dụng mạng xã hội hiệu quả là chỉ theo dõi những kênh thông tin có giá trị và hạn chế dùng mạng xã hội gần những ngày thi.

Nếu đọc được một số thông tin tiêu cực hay bị ngợp trong vô vàn kiến thức được chia sẻ trong các hội nhóm, diễn đàn, bạn sẽ càng trở nên tự ti và có cảm giác càng học càng thiếu".

Nữ sinh Ánh Đào (Hoa khôi trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội) chia sẻ cách quản trị thời gian cho các sĩ tử.

Nữ sinh Ánh Đào (Hoa khôi trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội) chia sẻ cách quản trị thời gian cho các sĩ tử.

Bên cạnh những lưu ý việc dùng mạng xã hội, nữ sinh Ánh Đào (Hoa khôi trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch Hà Nội) chia sẻ thêm cách quản trị thời gian cho các sĩ tử. Cô cho biết, càng gần những ngày thi, học sinh càng nên bổ sung những hoạt động thư giãn, giải trí vào thời gian biểu để cân bằng, nạp thêm năng lượng. "Một bản kế hoạch cụ thể sẽ giúp cho sĩ tử vừa sử dụng thời gian hợp lý, vừa không bị sót những việc quan trọng. Cùng với đó, các bạn có thể dành thời gian cho sở thích cá nhân như đọc sách, nghe nhạc, viết nhật kí hoặc bất kỳ sở thích nào khác".

Kết nối với bạn bè nhiều hơn

Không ít các bạn học sinh tự học một mình ở nhà chia sẻ rằng, bản thân cảm thấy chán nản, mất động lực vì những nhiều kiến thức khô khan.

Em Phạm Linh Chi (SN 2005, ở Hà Nội) cho biết: “Khi học ở nhà, do chỉ có một mình nên em dễ bị mất tập trung khi học bài. Nhiều khi đang học em lại bỏ dở để chơi điện thoại”.

Hay Bạch Công Huy (SN 2005, ở Hòa Bình) cũng tâm sự: “Gia đình em đặt ra quy định, khi em đang học bài, không ai được làm phiền. Học bài trong thời gian dài mà không có ai nói chuyện, chia sẻ khiến em cảm thấy khá mệt mỏi và chán nản, đặc biệt là những lúc gặp bài khó”.

Chia sẻ thêm về những giải pháp giảm sự buồn chán khi ôn luyện cho các sĩ tử, Tuyết Mai cho rằng, các bạn hãy tạo những nhóm học nhỏ cùng thi chung khối để tăng hiệu quả, có thêm động lực. Hơn nữa, sẽ luôn có người giải đáp, chia sẻ những lúc gặp bài khó.

"Giao tiếp chính là sự khác biệt giữa việc học nhóm và tự học một mình. Khi học nhóm, các thí sinh cũng có thể dễ dàng bổ sung kiến thức, trao đổi ý tưởng cho nhau một cách nhanh chóng, thay vì phải liên lạc bằng điện thoại và rất dễ bị mạng xã hội cám dỗ", Mai nói.

Còn nếu không tìm được nhóm để học chung, các sĩ tử nên luân phiên giữa học tập và nghỉ ngơi. Ví dụ, học 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng rồi nghỉ 15 đến 20 phút. Bởi học liền một mạch vài tiếng đồng đồ sẽ khiến bộ não bị quá tải vì tiếp thu quá nhiều kiến thức một lúc.

Tin vào chính mình

Để giúp các sĩ tử giảm bớt áp lực đồng trang lứa, Tuyết Anh (sinh viên trường Đại học Ngoại thương) chia sẻ: “Mỗi khi rơi vào trạng thái tự ti, mặc cảm vì áp lực phải thành công như người ta, luôn có những người bạn, người anh người chị nhắc nhở em rằng: “Em thành công vì em là em”. Trong mắt người khác có khi những gì em đã đạt được lại là ước mơ, một áp lực thành công khác đối với họ”.

Tuyết Anh (sinh viên trường Đại học Ngoại thương) chia sẻ cách củng cố tâm lý cho sĩ tử.

Tuyết Anh (sinh viên trường Đại học Ngoại thương) chia sẻ cách củng cố tâm lý cho sĩ tử.

Theo Tuyết Anh, việc tạo ra môi trường sống lành mạnh là một cách hiệu quả đối với các thí sinh. Bằng việc tránh tiếp thu nội dung gây áp lực, so sánh mình với người khác hoặc bị cuốn vào các cuộc tranh luận không cần thiết; chọn những nguồn thông tin tích cực và xây dựng một môi trường trực tuyến lạc quan; chia sẻ những thành tựu trong quá trình học tập và cảm xúc tích cực cho bạn bè và người thân sẽ giúp các thí sinh có thêm động lực trong học tập".

Tuy nhiên, nếu áp lực quá lớn, các thí sinh rất dễ bị trầm cảm. Hoa khôi Ánh Đào góp ý thêm: “Khi bị áp lực tâm lý đè nặng, các thí sinh nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn, bình tâm trở lại. Các bạn hãy luôn điềm tĩnh để nhận ra mình đang ở đâu để xây dựng lộ trình phù hợp với bản thân và tiến xa hơn trên con đường mình đã chọn".

Trẻ bị stress do áp lực thi cử, cha mẹ cần làm gì?

Hiện đang là mùa thi chuyển cấp, nhiều gia đình đã “kỳ vọng” quá nhiều vào con, khiến trẻ luôn phải nỗ lực cố gắng để vượt qua. Bên cạnh những ưu điểm thì việc này...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thiện Linh - Diệu Nhi ([Tên nguồn])
Kỳ thi tốt nghiệp THPT Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN