Giúp con trở thành đứa trẻ mạnh mẽ để có tương lai tươi sáng bằng 8 cách đơn giản
Nghiên cứu cho thấy những người có tinh thần dẻo dai, bền bỉ thể hiện một loạt đặc điểm và phẩm chất như tự tin, kiên trì, để giúp họ trở thành người hạnh phúc, thành công hơn.
Dưới đây là 5 cách cha mẹ có thể dạy con để trẻ có tinh thần mạnh mẽ.
1. Giúp con xác định đam mê
Nhà văn Paul Tough, tác giả cuốn How Children Succeed, nói rằng một đặc điểm của đứa trẻ mạnh mẽ, dễ thành công là có động lực tìm kiếm hạnh phúc thông qua việc nuôi dưỡng và cố gắng vì mục tiêu ban đầu.
Vì thế, cha mẹ cần giúp trẻ tìm kiếm, xác định đam mê ngay từ những năm đầu đời. Khi các con lớn hơn, bạn hãy cho phép con theo đuổi sở thích đã chọn.
Đây là phương pháp giúp trẻ chủ động tham gia các hoạt động và học cách kiên trì ngay cả khi gặp khó khăn.
Một đặc điểm của đứa trẻ mạnh mẽ, dễ thành công là có động lực tìm kiếm hạnh phúc. Ảnh minh họa
2. Trao quyền cho con
Theo nhà trị liệu tâm lý Amy Morin (Mỹ) sự tự tin và động lực bản thân là phần quan trọng của sức mạnh tinh thần. Điều đó có nghĩa con bạn không nên phụ thuộc vào người khác để thấy hài lòng về bản thân.
Bạn giúp trẻ tự tin về bản thân bằng cách dạy chúng những cụm từ lặp đi lặp lại nhắc nhở chúng chịu trách nhiệm về cách chúng suy nghĩ, cảm nhận và hành xử, bất kể những người xung quanh như thế nào.
Amy gợi ý những câu khẩu hiệu ngắn gọn và dễ nhớ như "Tất cả những gì tôi có thể làm là cố gắng hết sức", "hành động tự tin", "Tôi đủ tốt rồi", "Hôm nay, tôi chọn hạnh phúc".
3. Dạy con cách nói "Không" khi cần
Một người bạn cùng lớp yêu cầu trẻ cho phép bạn gian lận bằng cách quay bài, chép bài trong giờ kiểm tra. Nếu con bạn đồng ý "giúp đỡ" và bị cô giáo phát hiện, cả 2 sẽ bị trừ điểm hoặc phạt cảnh cáo.
Cha mẹ hãy giải thích cho con hiểu sự gian lận này chính là một cách hạ thấp bản thân bởi những nỗ lực ôn bài, học bài và thời gian con dành để chuẩn bị cho giờ kiểm tra đang bị ai đó tìm cách lạm dụng vì lợi ích riêng.
Để dạy con biết cách nói "Không" khi muốn từ chối những đề nghị khiếm nhã như vậy, cha mẹ có thể gợi ý trẻ trả lời: "Mình chưa làm xong. Đừng làm mình mất tập trung." Chỉ cần nói ngắn gọn như vậy sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn và không ai có thể tiếp tục thao túng trẻ nữa.
4. Khuyến khích con bước khỏi vùng an toàn
Đối với trẻ, niềm tin của cha mẹ là động lực để các em vươn lên và thoát khỏi vùng an toàn của bản thân. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ thử và kiên trì với những điều khó. Nhân cơ hội đó, trẻ sẽ chứng minh được bản thân có thể làm mọi thứ, kể cả những thử thách khó nhất.
Nhà tâm lý học Angela Duckworth tại ĐH Pennsylvania (Mỹ) gợi ý cha mẹ nên cho trẻ cơ hội theo đuổi ít nhất một điều khó hoặc một hoạt động đòi hỏi kỷ luật rèn luyện. Bà nói với Verywell Family rằng hoạt động thực tế sẽ trở nên quý giá nếu đi kèm nỗ lực và những kinh nghiệm đạt được.
Đối với trẻ, niềm tin của cha mẹ là động lực để các em vươn lên và thoát khỏi vùng an toàn của bản thân. Ảnh minh họa
5. Cho con thấy giá trị của việc làm gì đó khó khăn
Có thể sẽ rất khó khăn khi chứng kiến con mình thất bại ở việc gì đó. Tuy nhiên, cha mẹ cần cho con thấy chấp nhận thử thách có thể dạy con nhiều điều, chẳng hạn cách chúng ta chịu đựng áp lực, dù thành công hay thất bại.
Hãy khen ngợi con khi chúng dũng cảm đương đầu với một thử thách khó khăn, theo nhà tâm lý học Mary C. Murphy, giáo sư Khoa học tâm lý và não bộ, đại học Indiana, Mỹ.
Cha mẹ nên giúp con suy ngẫm về những gì đã học và cách áp dụng những bài học và kỹ năng mới đó trong tương lai.
Murphy khuyên thử kể cho con nghe những câu chuyện cá nhân về lúc bạn kiên trì trong những tình huống khó khăn và những gì bạn học được từ sai lầm trong quá khứ. "Những câu chuyện kiểu này giúp bình thường hóa và cho trẻ thấy hầu hết mọi việc đáng làm thường có chút khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn đầu", Murphy nói.
6. Cho phép con đối diện với thử thách
Nếu trẻ đang vật lộn với những thử thách của bản thân, bạn không nên can thiệp, hãy để các em tự đối phó và nếm trải sự thất bại.
Thất bại cũng là một phần của cuộc sống, trẻ sẽ học được nhiều điều bổ ích từ những lần bản thân vấp ngã. Bạn cũng không cần lo lắng trẻ buồn bã hay thất vọng khi chưa thành công. Đây sẽ là cơ hội để các con học hỏi, phát triển khả năng phục hồi.
Cho biết những đứa trẻ lạc quan, đầy hy vọng sẽ cảm thấy tự chủ hơn trong cuộc sống. Ảnh minh họa
7. Hãy lạc quan
Thái độ của bạn có thể lây lan. Đó là lý do các nhà tâm lý học trẻ em cho rằng điều quan trọng là cha mẹ phải làm gương cho con về hành vi tốt. Nhà khoa học thần kinh Wendy Suzuki, giáo sư trung tâm Khoa học thần kinh, đại học New York, cho rằng lạc quan là một phần quan trọng của sức mạnh tinh thần.
Nhà tâm lý học giáo dục Michele Borba (California, Mỹ) cho biết những đứa trẻ lạc quan, đầy hy vọng sẽ cảm thấy tự chủ hơn trong cuộc sống và thường tự tin hơn khi đón nhận những thử thách mới.
Sự lạc quan có thể học và dạy được. Vì vậy hãy nhớ rằng trẻ em luôn lắng nghe và quan sát các tín hiệu về cách cư xử. "Lần tới khi có điều gì đó xảy ra, bạn có thể nói'Không sao đâu, chúng ta đã có thứ này", Borba nói.
8. Cùng con tư duy
Nếu con đang chán nản vì gặp khó khăn, điều đầu tiên cha mẹ cần làm là không khuyến khích con bỏ cuộc. Thay vào đó, bạn có thể cùng con suy nghĩ những chiến lược mới và lập kế hoạch khác cho bản thân.
Trong hoạt động này, cha mẹ chỉ đóng vai trò là người gợi ý, hỗ trợ, phần lớn quyền quyết định vẫn thuộc về trẻ. Cha mẹ cùng tư duy tìm giải pháp sẽ giúp trẻ thêm trân trọng sự đồng hành của người lớn.
Ngoài ra, bài học quý báu từ những lần khó khăn sẽ giúp các con hiểu rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng. Chính những điều này cũng góp phần giúp các con hình thành khả năng phục hồi, phát triển tính kiên trì, bền bỉ.
Nguồn: [Link nguồn]
Những định luật này chứa đựng các kinh nghiệm dạy con cái rất đáng để cha mẹ học hỏi.