Giữa một đứa trẻ ít và nhiều đồ chơi có sự khác biệt rất lớn trong tương lai, biết càng sớm cha mẹ sẽ có cách giáo dục phù hợp

Sự kiện: Giáo dục

Dù là nhiều hay ít đồ chơi, quan trọng nhất vẫn là mua được món đồ phù hợp với nhu cầu và có lợi cho sự phát triển của trẻ.

Nhắc đến đồ chơi trẻ em, cả người lớn và trẻ nhỏ đều có những cảm xúc rất lớn đến món đồ mình từng chơi thuở nhỏ. Có nhiều gia đình, khi điều kiện tài chính dư dả hơn, họ mua rất nhiều đồ chơi đắt tiền cho con cái, hoặc một số người sẽ mua những thứ mình chưa bao giờ chơi trước đây cho con mình sau này.

Tuy nhiên, liệu bạn có bao giờ thắc mắc rằng, giữa một đứa trẻ có nhiều đồ chơi và ít đồ chơi sẽ khác biệt như thế nào khi lớn lên không. Hóa ra, thói quen mua đồ chơi lại có những ảnh hưởng rất lớn đến vậy.

Cô Vương (Trung Quốc) là một bà mẹ rất thích mua đồ chơi cho con. Kể từ khi đứa con gái nhỏ chào đời, cô đã không tiếc tiền sắm cho con mình rất nhiều thứ.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Khi con gái còn chưa biết đi, cô đã mua những chiếc chuông, lục lạc... Khi con gái lớn hơn một chút, cô tiếp tục đầu tư nhiều loại đồ chơi sang chảnh, búp bê đắt tiền với nhiều kích cỡ khác nhau.

Được mẹ chiều chuộng quá nên khi lớn lên, cô bé thường vòi vĩnh bố mình mua đồ chơi mới. Tuy nhiên, bố cô bé nói rằng vì trong nhà đã có quá nhiều đồ chơi nên không được phép mua nữa. Mẹ cô bé không đồng ý, vẫn hứa với con gái mình tiếp tục mua đồ chơi mới.

Chồng cô Vương ra sức khuyên ngăn vợ mình tiếp tục mua đồ chơi cho con gái. Anh cho rằng điều này rất có hại cho sự phát triển của con cái sau này.

Sự khác biệt giữa một đứa trẻ ít đồ chơi và nhiều đồ chơi

Nhà tâm lý học người Mỹ Barry Schwartz đã tiến hành một thí nghiệm về sự khác biệt này. Kết quả cho thấy, những đứa trẻ có nhiều lựa chọn về đồ chơi thường ít nhận thức được sự quý giá và tính trân trọng. Trong khi đó, những đứa trẻ có ít đồ chơi có khả năng hoàn thành các vấn đề một cách hiệu quả hơn.

Nhà tâm lý học người Mỹ Barry Schwartz.

Nhà tâm lý học người Mỹ Barry Schwartz.

Bên cạnh đó, sự khác biệt này còn thể hiện qua một số điều sau:

- Suy nghĩ

Nhiều đồ chơi trẻ em hiện nay được thiết kế rất tinh xảo, không chỉ để trẻ vui chơi thỏa thích mà còn rèn luyện khả năng tư duy và suy nghĩ.

Trẻ có nhiều đồ chơi có nhiều cơ hội tiếp xúc với nhiều loại đồ chơi, tư duy của chúng thường nhanh nhẹn hơn. Trong khi trẻ có ít đồ chơi tương đối ít tiếp cận với đồ chơi mới, suy nghĩ của chúng chắc chắn cũng chậm hơn.

- Tiêu xài

Mặc dù trẻ nhỏ không hiểu được giá trị của đồ chơi, nhưng số lượng đồ chơi mà chúng sở hữu ngay từ khi còn nhỏ sẽ ảnh hưởng đến khái niệm tiêu xài của chúng sau này.

Giữa một đứa trẻ ít và nhiều đồ chơi có sự khác biệt rất lớn trong tương lai, biết càng sớm cha mẹ sẽ có cách giáo dục phù hợp - 3

Trẻ có nhiều đồ chơi hơn sẽ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn trong tương lai, chúng sẽ muốn mua những thứ mình thích khi nhìn thấy. Trong khi trẻ có ít đồ chơi hơn sẽ sẽ có tính tiết kiệm.

Chất lượng tuổi thơ của trẻ không được quyết định bởi số lượng đồ chơi, dù cha mẹ nào cũng mua đồ chơi cho con nhưng cũng nên chú ý mua cho con cái những món đồ chơi hữu ích.

Cha mẹ cần lưu ý những vấn đề gì khi mua đồ chơi cho con?

- Mua đồ chơi quá đắt

Có những món đồ chơi không chỉ phù hợp với trẻ mà còn phù hợp với mọi lứa tuổi, giá cả của những loại đồ chơi này thường rất đắt. Nếu trẻ còn quá nhỏ, cha mẹ nên thận trọng khi mua đồ chơi quá đắt tiền, trẻ làm hỏng sẽ rất gây lãng phí.

- Chọn đồ chơi có tính giáo dục

Đồ chơi trên thị trường rất đa dạng, có một số loại đồ chơi chỉ khiến trẻ chơi một lúc rồi chán. Trong khi đó, những đồ chơi mang tính giáo dục sẽ cho phép trẻ rèn luyện tư duy và kỹ năng thực hành trong khi chơi.

Cha mẹ có thể mua thêm cho con những món đồ chơi mang tính giáo dục như khối Rubik, xếp hình, hình khối xây dựng… Việc đan xen giữa học và chơi như thế này rất tốt cho sự phát triển của trẻ.

Giữa một đứa trẻ ít và nhiều đồ chơi có sự khác biệt rất lớn trong tương lai, biết càng sớm cha mẹ sẽ có cách giáo dục phù hợp - 4

- Mua đồ chơi theo sở thích của trẻ

Không chỉ khác biệt về tính cách, mỗi đứa trẻ còn có những ý tưởng độc đáo về đồ chơi của riêng mình.

Cha mẹ có thể mua đồ chơi cho con theo sở thích thông thường như mua đàn piano cho trẻ thích âm nhạc, mua màu tô cho trẻ thích vẽ tranh... Điều này không chỉ giúp trẻ phát huy được sở trường của mình, mà còn khiến chúng cảm thấy hạnh phúc với món đồ chơi được sở hữu.

Đồ chơi không phải là thứ cần thiết đối với mọi đứa trẻ, nhưng việc trẻ có được những món đồ chơi yêu thích là một niềm hạnh phúc. Cha mẹ dù điều kiện tài chính tốt đến đâu cũng không nên mua đồ chơi quá đắt cho con, tốt nhất nên chọn những loại phù hợp.

Nguồn: [Link nguồn]

Sự khác biệt trong cách giáo dục của người nghèo và người giàu nhờ vào việc mua bóng bay

Chỉ qua cách mua bóng bay cho con mình, ứng xử của 2 gia đình có hoàn cảnh trái ngược nhau nói lên rất nhiều điều.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Phan Hằng (Theo Aboluowang) ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN