Giới nhà giàu Trung Quốc cho con học chơi golf, tập làm CEO và cư xử như quý tộc

Sự kiện: Giáo dục

Các bậc phụ huynh ở Trung Quốc với mong muốn con cái mình nổi bật hơn những đứa trẻ khác nên họ cho con mình tham gia các khóa học CEO.

Trang Telegraph đưa tin trẻ em dưới 3 tuổi ở Trung Quốc đang được ghi danh vào các khóa học CEO ở Trung Quốc khi các bậc cha mẹ trở nên ám ảnh với việc tạo cho con cái của họ sự lợi thế hơn so với các bạn đồng trang lứa.

Khóa học trở thành CEO nhí

Theo trang web của một khóa học về “những nhà lãnh đạo tương lai” tại Vườn Giáo dục sớm Baoyatu, những đứa trẻ mới biết đi sẽ được trang bị đầy đủ kỹ năng để xác định “tình bạn thật và giả” và “kỹ thuật giải quyết xung đột giữa bạn bè”.

Các “nhà lãnh đạo nhí”, tuổi từ 3 đến 6, sẽ “học cách biến những ước mơ đơn giản thành hiện thực” trong khóa học 2 năm 2 lần mỗi tuần, học phí 30.000 NDT (3.400 bảng Anh) một năm. “Chúng tôi dạy con mình hiểu các nhà lãnh đạo sẽ hành xử như thế nào trong một số trường hợp nhất định”, một nhân viên của trường có trụ sở tại Bắc Kinh chia sẻ.

Các bậc phụ huynh cho các con mình tham gia vào các khóa học CEO ở Trung Quốc. Ảnh: The Telegraph.

Các bậc phụ huynh cho các con mình tham gia vào các khóa học CEO ở Trung Quốc. Ảnh: The Telegraph.

Phụ huynh ở thành phố Quảng Châu phía Nam có thể đăng ký cho con mình tham gia “khóa đào tạo CEO” tại trường ‘Leederedu’ với mức phí 50.000 NDT (5.700 bảng Anh) một năm.

Khóa học 2 lần một tuần giúp phát triển “khả năng lãnh đạo” và “khả năng cạnh tranh” ở trẻ em từ 3 đến 8 tuổi, trang web của trường cho biết. Trung tâm Giáo dục sớm Thẩm Dương tuyên bố họ có thể mang lại cho trẻ nhỏ sự “tự tin” với cái mà họ gọi là khóa học “quản lý huấn luyện viên” sẽ cung cấp cho trẻ mới sinh dưới 6 tháng tuổi.

Trung tâm có trụ sở tại Đông Bắc, Trung Quốc cũng cung cấp “khóa học CEO” cho trẻ em trên 3 tuổi và các khóa học “chủ tịch” và “giám đốc” cho trẻ nhỏ hơn. Giáo dục ngoại khóa rất phổ biến ở Trung Quốc, đặc biệt là trong kỳ nghỉ hè ở trường khi nhiều phụ huynh tìm kiếm các "trại hè" cho con cái của họ.

Các bậc cha mẹ Trung Quốc thường gửi con theo các khóa học hướng đến thể thao, nghệ thuật hoặc các môn học giáo dục thông thường. Ảnh: Blast Motion.

Các bậc cha mẹ Trung Quốc thường gửi con theo các khóa học hướng đến thể thao, nghệ thuật hoặc các môn học giáo dục thông thường. Ảnh: Blast Motion.

Các lớp học ngoại khóa trong thời gian học kỳ cũng rất phổ biến, và chúng có thể là gánh nặng đối với những học sinh phải đi học vào lúc 8h sáng hàng ngày và được giao một lượng lớn bài tập về nhà. Các bậc cha mẹ Trung Quốc thường gửi con theo các khóa học hướng đến thể thao, nghệ thuật hoặc các môn học giáo dục thông thường.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp này đã trở nên rộng lớn hơn trong những năm gần đây với nhiều trẻ em hiện được dạy về cảm xúc hoặc được đào tạo để phát triển các kỹ năng thường được kết hợp với người lớn.

Zhang Hao, một kỹ thuật viên công nghệ thông tin ở Bắc Kinh, đã đăng ký cho con gái 3 tuổi của mình một khóa học lãnh đạo vào tháng 6. Anh đã trả một khoản phí hàng năm được chiết khấu là 12.000 NDT (1.360 bảng Anh) cho hai lớp học 40 phút mỗi tuần.

“Tôi thực sự không chắc họ dạy gì trong lớp học nhưng họ hứa rằng sau khi con gái tôi được đào tạo, nó sẽ trở nên tự tin hơn và dễ dàng trở thành tâm điểm chú ý của bạn bè”, ông Zhang nói với The Telegraph.

Tiếp cận văn hóa phương Tây

Bên cạnh đó, giới siêu giàu Trung Quốc cũng rất "sính ngoại", họ chi tiền cho con học nhiều lớp quý tộc "tiêu chuẩn quốc tế". Những đứa trẻ được dạy cách cư xử, sử dụng dao dĩa, đi lại duyên dáng như hoàng tử hoặc công chúa.

Họ thường chú trọng đến việc đào tạo các môn thể thao như cưỡi ngựa hoặc chơi golf, hoặc các phương pháp thực hành phương Tây, chẳng hạn như với "Lớp học văn hóa" do Seatton, một trong những trường dạy nghi thức và văn hóa phương Tây hàng đầu ở Trung Quốc, đào tạo.

Huấn luyện viên Guillaume de Bernadac dạy trẻ em cách sử dụng dao kéo trong một bài học về phép xã giao và cách cư xử ở trung tâm Thượng Hải. Ảnh: AFP.

Huấn luyện viên Guillaume de Bernadac dạy trẻ em cách sử dụng dao kéo trong một bài học về phép xã giao và cách cư xử ở trung tâm Thượng Hải. Ảnh: AFP.

James Seatton, người sáng lập trường học, đã coi các khóa học CEO là một “mưu đồ tiếp thị” nhằm thu hút sự chú ý và nói rằng việc học phải là “niềm vui” đối với trẻ em. “Trẻ em đang phải chịu áp lực ngày càng lớn để đạt thành tích tốt ở trường và điều đó có nghĩa là chúng có ít thời gian hơn để tận hưởng tuổi thơ của mình", ông nói.

Nguồn: [Link nguồn]

Bài tập hè 'độc nhất vô nhị' của một trường học ở Trung Quốc gây 'sốt' mạng xã hội

Ngay sau khi được chia sẻ, bài tập hè của trường trung học Kiến Bình Hương Mai đã nhận được nhiều lời khen ngợi, đặc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bích Thảo ([Tên nguồn])
Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN